Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu (Schwab, 2014), năng lực cạnh tranh nền kinh tế của một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống được xác định bằng thay đổi GDP trên đầu người theo thời gian, đồng nghĩa với đạt được các tăng trưởng kinh tế cao. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được hiểu là khả năng của một nền kinh tế quốc dân đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế ổn định. Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp Mỹ định nghĩa năng lực cạnh tranh là mức độ, trong đó, với các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất được các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó. Nhìn chung các quan điểm nêu trên đều cho thấy vai trò quan trọng của năng lực cạnh tranh kinh tế là bảo đảm sự tăng trưởng bền vững, ổn định kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân của quốc gia được đánh giá. Cụ thể, đó là một môi trường kinh tế phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường tự điều chỉnh và lựa chọn chủ thể kinh tế theo tín hiệu thị trường (Porter, 1990).
Như vậy, có thể hiểu năng lực cạnh tranh được hiểu là sự kết hợp các hoạt động tổ chức, các chính sách và các yếu tố xác định năng suất của một quốc gia. Năng suất của một quốc gia cũng như năng suất của một nền kinh tế được xác định dựa trên tỷ lệ lợi tức thu được từ các khoản đầu tư trong nền kinh tế; đây cũng là tác nhân chính tác động lên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy, một quốc gia (hay một nền kinh tế) được đánh giá cạnh tranh hơn là một quốc gia (nền kinh tế) có khả năng phát triển nhanh hơn (Grant, 1991).
Trong lý thuyết, rất nhiều yếu tố quyết định năng suất và tính cạnh tranh trong nền kinh tế đã được các học giả và các nhà kinh tế phân tích. Một số yếu tố được tìm ra có thể kể đến như quan điểm về tính chuyên biệt hóa và phân chia lao động của Adam Smith, quan điểm về sự tập trung đầu tư vốn và cơ sở hạ tầng của các nhà kinh tế Tân cổ điển và gần đây, người ta quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố như giáo dục, đào tạo, tiến bộ công nghệ, ổn định kinh tế vĩ mô và hiệu quả thị trường. Các yếu tố này sẽ tồn tại song hành với nhau trong từng bối
cảnh kinh tế, mỗi yếu tố sẽ đo lường mức cạnh tranh ở những khía cạnh khác nhau (Ambastha và Momaya, 2004; Delgado và các cộng sự, 2012).
Các yếu tố kể trên được chia thành 12 yếu tố trụ cột của năng lực cạnh tranh (Schwab, 2014): Trụ cột đầu tiên là thể chế. Môi trường thể chế được quyết định bởi khung pháp lý và hành chính, cái mà các cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ tương tác để điều hòa nền kinh tế. Tầm quan trọng của môi trường thể chế rõ ràng hơn bao giờ hết trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính gần đây và đặc biệt là quan trọng đối với việc củng cố thêm những sự phục hồi yếu ớt của nền kinh tế, đồng thời gia tăng vai trò của Chính phủ tại cấp độ quốc tế và tác động đến nền kinh tế của các quốc gia khác.
Chất lượng thể chế có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh và sự phát triển, cụ thể đến các quyết định đầu tư, tổ chức sản xuất và đóng một vai trò then chốt trong việc đóng góp lợi nhuận và gánh chịu chi phí cho các chiến dịch và chính sách phát triển. Vai trò của thể chế vượt xa quy định trong khung pháp lý. Thái độ của Chính phủ với thị trường, sự tự do và hiệu quả hoạt động của nó cũng rất quan trọng như quan liêu, tác động quá mức, tham nhũng, thiếu trung thực trong giải quyết các hợp đồng công, thiếu minh bạch và tin cậy, không có khả năng cung cấp dịch vụ phù hợp cho lĩnh vực kinh doanh, và sự thiếu phụ thuộc chính trị của hệ thống tư pháp.
Trụ cột thứ hai đề cập đến cơ sở hạ tầng.Cơ sở hạ tầng và năng suất là cơ sở thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng cũng quyết định vị trí hoạt động kinh tế và loại hình hoạt động hay lĩnh vực mà nền kinh tế đó tham gia. Cơ sở hạ tầng phát triển tốt làm giảm khoảng cách giữa các vùng, miền, khu vực; từ đó nâng cao khả năng liên kết thị trường quốc gia, liên quốc gia và khu vực với mức chi phí thấp. Chất lượng của mạng lưới cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế và giảm mất cân bằng thu nhập, đói nghèo theo nhiều khía cạnh khác nhau. Hạ tầng giao thông, liên lạc phát triển mạnh cũng là một điều kiện tiên quyết đối với việc giúp các khu vực, cộng đồng kém phát triển tiếp cận với hoạt động và dịch vụ kinh tế cốt lõi.
Trụ cột thứ ba là môi trường kinh tế vĩ mô.Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô có vai trò quyết định đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh và do đó nó
cũng quan trọng đối với năng lực cạnh tranh tổng thể của một quốc gia. Mặc dù sự ổn định vĩ mô không thể tăng năng suất của một quốc gia nhưng đảm bảo tránh những cú sốc tiêu cực đối với nền kinh tế. Chính phủ sẽ không thể cung cấp những dịch vụ hiệu quả nếu đang phải gánh chịu lãi suất cao do những khoản nợ từ quá khứ; hay khi phải đối mặt với thâm hụt ngân sách, vai trò và phản ứng của Chính phủ sẽ bị hạn chế trong vòng quay đầu tư, kinh doanh của nền kinh tế.
Trụ cột thứ tư là sức khỏe và giáo dục cơ bản. Sở hữu nguồn lao động có đủ điều kiện về mặt sức khỏe sẽ là yếu tố thúc đẩy đối với năng lực cạnh tranh và năng suất kinh tế của một quốc gia. Con người không đảm bảo sức khỏe sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí sản xuất, kinh doanh, cụ thể là năng suất lao động thấp/giảm, chi phí bảo hiểm, đãi ngộ tăng cao. Như vậy việc đầu tư vào phát triển cung cấp dịch vụ sức khỏe do đó rất quan trọng đối với nền kinh tế phát triển bền vững. Cùng với yếu tố sức khỏe, trụ cột này bao hàm cả số lượng và chất lượng của giáo dục cơ bản tính dựa trên tỷ lệ dân số. Giáo dục cơ bản góp phần nâng cao năng suất của cá nhân mỗi lao động, từ đó tác
động hiệu suất của doanh nghiệp và xa hơn là nền kinh tế. Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản sẽ không chỉ thực hiện những công việc chân tay cơ bản mà có thể thích ứng với các công việc đòi hỏi công nghệ cao và có tư duy phong phú hiện đại.
Trụ cột thứ năm là dạy nghề và giáo dục đại học, trên đại học.Muốn thúc đẩy những chuỗi giá trị sản xuất cao hơn so với quá trình sản xuất giản đơn, nền kinh tế buộc phải áp dụng kĩ năng cao cấp. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các quốc gia phải tiếp cận với những bước tiến mới về công nghệ và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc phải kết hợp đào tạo nguồn nhân lực có kĩ năng cao, có trình độ chuyên môn tốt để có thể thực hiện các công việc có tính phức tạp và thích nghi nhanh với môi trường thường xuyên thay đổi và nhu cầu cải tiến không ngừng của hệ thống sản xuất.
Trụ cột thứ sáu gắn với hiệu quả của thị trường hàng hóa.Một quốc gia với thị trường hàng hóa hiệu quả sẽ có vị thế tốt để kết hợp hai yếu tố sản xuất và dịch vụ để đáp ứng điều kiện cung - cầu thị trường riêng biệt của mình. Cạnh tranh thị trường một cách lành mạnh cả ở trong và ngoài nước đóng vai trò quan trọng giúp tăng hiệu suất thị trường, đặc biệt là năng suất kinh doanh. Điều này đảm bảo rằng những doanh nghiệp sản xuất hiệu quả nhất sẽ cung cấp những sản phẩm có lượng cầu lớn trên thị trường.
Trụ cột thứ tám là sự phát triển của thị trường tài chính. Các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính khu vực và thế giới đã khắc họa vai trò trung tâm của khu vực tài chính, có tác động trực tiếp đến hiệu quả và mọi hoạt động kinh tế của nền kinh tế. Khu vực tài chính hiệu quả sẽ hỗ trợ tốt sự phát triển nguồn lực trong nước và thúc đẩy các
hình 1. Các trụ cột chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu quốc gia
nguồn lực bên ngoài tham gia tích cực vào nền kinh tế. Các dự án đầu tư và kinh doanh cũng sẽ là kênh đánh giá chất lượng phát triển môi trường tài chính thông qua tỉ lệ lợi nhuận, doanh thu. Những đánh giá toàn diện và đúng đắn về rủi ro cũng là một yếu tố quan trọng của một thị trường tài chính lành mạnh.
Trụ cột thứ chín là năng lực công nghệ.Trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, công nghệ ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất. Công nghệ không chỉ giúp nâng cao năng suất của các ngành công nghiệp mà trong cuộc sống hàng ngày, công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) cũng giúp nâng cao sự kết nối giữa các khu vực và tạo động lực phát triển cho những khu vực yếu kém. Một trong những nguồn chính của việc tiếp cận công nghệ nước ngoài là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp FDI, các doanh nghiệp này trong quá trình đầu tư vào thị trường trong nước sẽ mang theo cả yếu tố công nghệ để gia tăng sản xuất tại nước sở tại.
Trụ cột thứ mười là quy mô thị trường.Yếu tố này tác động trực tiếp đến sản xuất thông qua hiệu quả hay lợi thế kinh tế quy mô. Nền kinh tế có quy mô càng lớn thì chi phí sản xuất càng thấp và thu được lợi nhuận càng cao. Nếu như nền kinh tế truyền thống bị giới hạn trong biên giới quốc gia với quy mô hạn hẹp thì trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, thị trường quốc tế trở thành bệ phóng cho thị trường nội địa phát triển, đặc biệt là các quốc gia nhỏ. Như vậy, mối quan hệ giữa quy mô thị trường và yếu tố cạnh tranh nền kinh tế là rất rõ ràng, đặc biệt là trong môi trường thị trường nội địa nhỏ.
Thứ mười một là trình độ kinh doanh,bao hàm năng lực, kỹ năng quản lý và thực hành kinh doanh như yếu tố tất yếu gắn liền với năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Yếu tố này thể hiện qua 2 nội dung có quan hệ hữu cơ với nhau: chất lượng các hệ thống kinh doanh toàn quốc, chất lượng vận hành và chiến lược của các doanh nghiệp đơn lẻ trong nền kinh tế đó.
Trụ cột cuối cùng là khả năng đổi mới công nghệ.
Trong dài hạn, mức sống sẽ được cải thiện thông qua đổi mới công nghệ; khả năng đổi mới công nghệ chính là nền tảng để tăng năng suất lao động, vốn đã được chứng minh trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua.
Một cách khái quát, các trụ cột mặc dù thường
được phân tích riêng lẻ, nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau: sự suy giảm của trụ cột này sẽ có tác động tiêu cực đến các trụ cột khác và ngược lại. Điều đó đòi hỏi phải có những chiến lược nghiên cứu thị trường sâu rộng và phân tích các tác động từ môi trường bên ngoài, cũng như kết hợp các trụ cột lại với nhau trong mối quan hệ ràng buộc khăng khít.