Dnnvv khi việt nam tham gia hiệp định đối
tác xuyên thái Bình Dương tpp
Thứ nhất,Chính phủ cần giải quyết hài hòa vấn đề lao động trong chính sách kinh tế hậu TPP.
Lao động là vấn đề được đưa vào trong TPP và gây ra chia rẽ trong quan điểm giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh và đưa ra nhiều đòi hỏi cao đối với vấn đề lao động. Một trong những cách hiểu khác nhau giữa các nước TPP liên quan đến quyền tự do lập hội (công đoàn), quyền can thiệp vào các trường hợp sử dụng lao động trẻ em, vào việc giải quyết các tranh chấp lao động… Nếu đề cập đến góc độ quyền của người lao động như quyền con người thì Việt Nam đã tham gia các Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc tế về kinh tế, xã hội và văn hóa cũng như ghi nhận các quyền của người lao động trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cam kết bảo đảm quyền của người lao động theo các Công ước trong khuôn khổ Tổ chức Lao động quốc tế ILO một cách đầy đủ với cơ chế thực thi tương thích. Vậy nên việc áp dụng pháp luật với cơ chế quốc gia là hợp lý. Nếu không giải quyết tốt vấn đề lao động theo yêu cầu Hoa Kỳ đưa ra có thể dẫn đến việc vô hiệu hóa khả năng xuất khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam với lý do - không đáp ứng quy định về lao động theo TPP…
Thứ hai,Chính phủ cần tập trung gắn kết việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực DNNVV, tránh đầu tư dàn trải, không tập trung với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; gắn quy hoạch phát triển nhân lực của mỗi bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của đất nước. Kết hợp kế hoạch đào tạo nhân lực của doanh nghiệp với nhu cầu nhân lực trong các năm tới của các ngành kinh tế, vùng miền để có định hướng trong việc phân bổ nhân lực hợp lý về trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương, đất nước trong các giai đoạn.
Thứ ba, Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp về cơ chế chính sách chứ không hỗ trợ vật chất để doanh nghiệp có kế hoạch kết nối thông tin nhu cầu sử dụng lao động với thị trường lao động sau khi tham gia TPP. Cần nhanh chóng hoàn thiện để đưa vào vận hành hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu
nhân lực quốc gia; kết nối với các trung tâm dự báo và thông tin về cung, cầu nhân lực của các bộ, ngành, tỉnh. Công khai và thông tin đầy đủ các cam kết của Việt Nam về thị trường lao động để doanh nghiệp và người lao động tự có kế hoạch chuẩn bị
hội nhập chủ động chứ không rơi vào bị động. Qua đó, Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động nắm được và triển khai thực hiện tốt cam kết TPP về đào tạo, nhân lực, việc làm và chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực khi tham gia TPP n
tài liệu tham khảo:
1. Alan W.Wolff - Hội đồng Ngoại thương Hoa kỳ/Quy định về các quy tắc thương mại quốc tế trong các FTAs/Tài liệu hội thảo FTA - Ủy ban Đối ngoại Quốc hội 8/2012.
2. Tổng hợp thông tin từ vòng đàm phán thứ 19 TPP.
3. http://baochinhphu.vn/The-gioi-va-Viet-Nam/Tuyen-bo-chung-Viet-NamHoa-Ky/177490.vgp. 4. Khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về phương án đàm phán Chương Đầu tư trong TPP. 5. Khuyến nghị phương án đàm phán: Chương Lao động và Giải quyết tranh chấp lao động - Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương.
6. Theo nhận định của Tổng Giám đốc DABACO - Tập đoàn, Công ty Cổ phần chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc trong chuyên mục tin tức thời sự VTV1 ngày 5/2/2014.
7. http://www.duthaoonline.quochoi.vn/ “Thách thức đối với thị trường lao động và việc làm”. 8. Tổng cục Thống kê, Số liệu Niên giám thống kê năm 2013.
9. Chính phủ, Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XIII.
10. Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Báo cáo chất lượng lao động DNVVN năm 2013, tr.3.
ngày nhận bài: 15/10/2015.
ngày chấp nhận đăng bài: 16/11/2015.
Thông tin tác giả
ths. trần phương thảo - quản trị kinh doanh Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại tiến hưng