Shitsuk e sẵn sàng

Một phần của tài liệu TCKH-So-thang-11-Ok-In-1 (Trang 44 - 45)

Shitsuke/Sẵn sàng là hoạt động quan trọng nhất, nó chi phối chỉ đạo của 4S còn lại. Shitsuke bắt đầu từ việc thay đổi tư duy nhận thức về 4S là

cần thiết, hữu ích cho doanh nghiệp, tổ chức. Ngoài ra, Shitsuke còn giúp rèn luyện, tạo nên thói quen, nề nếp, tác phong cho người lao động khi thực hiện 4S. Mục tiêu chính của 5S là đào tạo mọi người tuân theo thói quen làm việc tốt, giám sát nghiêm ngặt nội quy nơi làm việc. Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có thời gian và sự nhất quán trong hệ thống 5S tại doanh nghiệp, tổ chức

Những yếu tố cần thiết để luyện tập Shitsuke: Luôn tiếp xúc với mọi người với nụ cười thân thiện; Luôn biết lắng nghe; Làm việc hết mình theo tinh thần cải tiến liên tục; Thể hiện tinh thần tập thể và thể hiện mình là thành viên của doanh nghiệp, tổ chức có danh tiếng; Cố gắng đúng giờ và luôn giữ nơi làm việc của mình sạch sẽ và gọn gàng, tuân thủ các quy định về an toàn.

ii. những khó khăn khi triển khai 5s

Để triển khai 5S tại một doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị,… cần phải tuân thủ theo PDCA (Plan-Do- Check-Act) và thực hiện đúng từng bước một (step-by-step). 5S không phải là một chương trình ngắn hạn, càng không phải là trào lưu nhất thời, nó đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người với tinh thần cải tiến liên tục. Mặc dù 5S gắn chặt với 4 đặc điểm nổi bật là: Triết lý đơn giản; Mục đích rõ ràng; Nguyên tắc dễ hiểu và Nội dung dễ áp dụng, tuy nhiên, việc áp dụng nó vào từng doanh nghiệp, tổ chức thường bị hạn chế bởi những khó khăn sau:

- Thiếu sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức khi triển khai 5S: 5S chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự cam kết và quyết liệt thực hiện của lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi, trong quá trình triển khai 5S sẽ đòi hỏi thay đổi rất nhiều từ cơ sở vật chất, môi trường, đến cách giao tiếp… đặc biệt là việc phải thay đổi thói quen, tư duy của một số đông CBNV trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu lãnh đạo doanh nghiệp không cam kết thì không thực hiện được 5S thành công.

- Công tác tuyên truyền quảng bá về 5S chưa thực sự hiệu quả: Nếu công tác tuyên truyền 5S chỉ dừng lại ở việc hô hào khẩu hiệu và đưa các thông tin thì khâu tuyên truyền 5S chưa thực sự hiệu quả. Tuyên truyền 5S phải được thực hiện kèm theo việc hướng dẫn, giảng dạy, giáo dục và thuyết phục các đối tượng

tuân thủ thực hiện 5S. Người tham gia thực hiện tuyên truyền về 5S phải là người thực sự có kinh nghiệm và hết mình với 5S.

- Thiếu sự hỗ trợ của các chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn về 5S. Hiện nay, các chuyên gia có kinh nghiệm về 5S tại Việt Nam còn thiếu nhiều. Các đơn vị triển khai thành công 5S đa số đều được sự hỗ trợ lớn từ phía các chuyên gia Nhật. Đây cũng là một khó khăn lớn trong quá trình triển khai 5S.

- Công tác đào tạo 5S tại doanh nghiệp, tổ chức chưa theo hệ thống và chưa đem lại hiệu quả; Thiếu các nguồn tài liệu về 5S đã được dịch sang tiếng Việt (chủ yếu tiếng Anh). Thiếu sự cam kết tham gia vào hoạt động 5S của người lao động tại doanh nghiệp, tổ chức một cách tích cực.

iii. kinh nghiệm áp Dụng mô hình 5s tại một số đơn vị ở việt nam

Với hiệu quả rõ rệt, trong những năm trở lại đây, các hoạt động 5S đã được thực hiện khá bài bản tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam. Việc áp dụng 5S vào doanh nghiệp đã mang lại cho công ty một sự thay đổi lớn không chỉ ở diện mạo mà cả những vấn đề bên trong của doanh nghiệp. Trong khi việc xây dựng 5S không phải đầu tư nhiều về các nguồn: nhân lực, vật lực, chi phí…

Một phần của tài liệu TCKH-So-thang-11-Ok-In-1 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)