Bài học kinh nghiệm cho việt nam

Một phần của tài liệu TCKH-So-thang-11-Ok-In-1 (Trang 62 - 64)

Từ thực tiễn ngành Dệt-May của Phi-líp-pin, Ma-lay-xi-a và Thái Lan, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, việc nâng cấp công nghiệp trong chuỗi giá trị ngành Dệt-May theo mô tả của Gereffi, từ CMT lên OEM lên ODM lên OBM có thể áp dụng một cách khá chính xác đối với ngành Dệt-May ở cấp độ quốc gia của Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc nhưng dường như không hoàn toàn chính xác đối với ngành Dệt- May của Phi-líp-pin, Ma-lay-xi-a và Thái Lan. Nếu chúng ta áp dụng chuỗi giá trị do người mua chi phối trong ngành Dệt-May theo lý thuyết

chuỗi giá trị do Gereffi đề xuất, các quốc gia và khối quốc gia phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản được xem là các quốc gia thuộc lớp thứ nhất, lớp “người tiêu dùng”; các quốc gia và vùng lãnh thổ công nghiệp mới như Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc được xem là thuộc lớp thứ hai, lớp “nhà cung cấp OBM”; Phi-líp-pin, Ma-lay-xi-a, Thái Lan… thuộc lớp thứ ba, lớp “nhà cung cấp OEM”; Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma… thuộc lớp thứ tư, lớp “nhà cung cấp CMT”. Tuy nhiên, dường như quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay đã khiến cho việc áp dụng chuỗi giá trị mà Gereffi đề xuất cho ngành Dệt-May không còn hoàn toàn chính xác ở cấp độ các quốc gia. Khó có thể xếp loại các quốc gia như Phi-líp-pin, Ma-lay-xi-a hay Thái Lan vào nhóm các nước tiêu dùng hay nhà cung cấp OEM hay OBM hay ODM. Ở một mức độ nào đó, các công ty may thuộc các lớp khác nhau, OEM, OBM và ODM tồn tại song song với nhau tại các quốc gia này. Đồng thời các quốc gia này cũng đang trở thành những “nhà tiêu dùng” lớn cùng với sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu.

Thứ hai, một công ty may không nhất thiết phải tự sản xuất xơ, sợi dệt và vải mới có thể phát triển. Điều cần thiết nhất đối với một công ty may chính là khả năng thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu, marketing và điều hợp. Việc xây dựng thương hiệu không lệ thuộc vào năng lực sản xuất (Klein, 2010, tr. 196). Tại Hồng Kông, một trung tâm hàng may mặc của thế giới, không có bất kỳ một nhà sản xuất xơ, sợi dệt nào.

Thứ ba,nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của ngành Dệt-May tại cả ba quốc gia này là đã không tranh thủ được cơ hội để nâng cấp về thượng nguồn (xơ, sợi) và/hoặc hạ nguồn (bán lẻ) trước khi mất đi lợi thế chi phí nhân công thấp.

Từ những bài học kinh nghiệm ở trên, để ngành Dệt-May của Việt Nam tiếp tục phát triển và có thể cạnh tranh trên trường quốc tế, cần phải nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành Dệt-May bằng các biện pháp sau đây một cách đồng bộ:

Thứ nhất, cần tiếp tục khai thác lợi thế chi phí nhân công thấp với hình thức sản xuất CMT

và OEM hiện nay. Tuy nhiên, cần ghi nhớ rằng lợi thế này sẽ nhanh chóng mất đi như thực tế tại Phi-líp-pin, Ma-lay-xi-a và Thái Lan đã cho thấy rõ điều đó.

Thứ hai,cần chuyển nhanh sang hình thức sản xuất ODM và OBM. Thực tế cho thấy việc chuyển sang hình thức sản xuất ODM và OBM không phụ thuộc vào sự phát triển của ngành Dệt trong nước cũng như không phụ thuộc vào năng lực sản xuất liên quan đến công đoạn may.

Thứ ba,cần đa dạng hóa các nguồn cung cấp xơ, sợi dệt và vải để giảm bớt rủi ro. Hiện nay, ngành Dệt-may của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào sản phẩm dệt nhập khẩu từ Trung Quốc. Các công ty may của Việt Nam cần mở rộng và tìm kiếm thêm nguồn cung sản phẩm dệt từ những quốc gia khác, đặc biệt là Ấn Độ.

Thứ tư,cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội của đất nước và sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu với sức mua ngày càng gia tăng, ngành Dệt-May của Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa.

Thứ năm,cần có chính sách khuyến khích phát triển ngành Dệt. Tuy nhiên, không nên phát triển ngành bằng mọi giá và không nên đặt mục tiêu là ngành Dệt phải đáp ứng đủ nhu cầu của ngành May phục vụ xuất khẩu và phục vụ thị trường trong nước. Thực tế cho thấy, để phát triển ngành Dệt cần phải có sự đầu tư rất lớn, trong khi Việt Nam đang cần vốn đầu tư cho nhiều ngành khác, không phải chỉ cho riêng ngành này. Nếu tập trung phát triển ngành Dệt, Việt Nam cũng khó có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ trong lĩnh vực này trên thị trường thế giới. Mặt khác, thực tiễn thế giới cho thấy sự phát triển của ngành May không phụ thuộc vào sự phát triển của ngành Dệt, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Do vậy, ngành Dệt chỉ cần cố gắng đảm bảo được một phần nguyên liệu cho việc sản xuất các sản phẩm dệt- may xuất khẩu và phục vụ thị trường trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài và tranh thủ cơ hội mà một số hiệp định thương mại như TPP đem lại n

Một phần của tài liệu TCKH-So-thang-11-Ok-In-1 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)