Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi yếu tố cạnh tranh khá gay gắt với các nền kinh tế khác, đặc biệt là nền kinh tế trong khu vực để phát triển đất nước theo đường lối đổi mới của Chính phủ. Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam đã có nhiều bước tiến
triển vượt bậc và mang lại kết quả tích cực. So với năm 2013, chỉ số tổng thể trong xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng 2 bậc từ vị trí 70/148 (quốc gia và lãnh thổ) lên vị trí 68/148 (quốc gia và lãnh thổ).
Cụ thể như sau: (Xem bảng 1)
Thể chếđược xem là khâu đột phá chiến lược, nhưng thứ hạng của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, xếp thứ 92 trên thế giới và xếp thứ 6 trong Asean, sau Lào (hạng 63), Philippines (hạng 67), Thái Lan (hạng 84), chỉ hơn Campuchia (hạng 119) và Myanmar (hạng 127). Thể chế trong năm vừa qua là lĩnh vực được ưu tiên đặt lên hàng đầu, cụ thể Chính phủ đã có những chính sách cải cách thể chế và tái cơ cấu kinh tế nhằm cải thiện, nâng bậc. Thể chế tăng thứ bậc cũng chính là tiền đề cho việc đẩy mạnh gia nhập thị trường và xây dựng hệ thống tài chính ổn định.
Cơ sở hạ tầngbao gồm các chỉ số về chất lượng hạ tầng tổng quan, chất lượng đường bộ hạ tầng
đường sắt, chất lượng hạ tầng cảng biển, chất lượng hạ tầng hàng không, chỗ ngồi máy bay sẵn có, chất lượng cung cấp điện, thuê bao điện thoại di động và đường dây điện thoại cố định. Năm 2014, lĩnh vực Cơ sở hạ tầng tăng thứ bậc lên vị trí 81/148 (quốc gia và lãnh thổ). Hai chỉ số có lợi thế về năng lực cạnh tranh tăng trưởng là chỗ ngồi máy bay sẵn có và thuê bao điện thoại di động. Những năm gần đây ngành Hàng không Việt Nam chú trọng đầu tư cơ sở vật chất như mua thêm máy bay, gần đây nhất là máy bay thế hệ mới Airbus A350 và nâng cấp hệ thống đường băng, sân bay như mở rộng Sân bay Nội Bài, xây dựng dự án Sân bay Long Thành. Mạng lưới viễn thông hiện nay cũng phát triển mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một ví dụ, hãng hiện giữ vị trí số một trên thị trường viễn thông và cung cấp dịch vụ cho hơn 50 triệu thuê bao di động, hãng cũng đang mở rộng thị trường ra các nước tiềm năng khác như Haiti, Nigeria, Campuchia...
Môi trường vĩ mô:Đây là tiêu chí được cải thiện so với năm trước đó (vị trí thứ 75, tăng 2 bậc). Môi trường vĩ mô bao gồm các chỉ số: cán cân ngân sách chính phủ, tổng dự trữ quốc gia, lạm phát, tổng nợ chính phủ, tỷ lệ tín dụng nhà nước. Các chỉ số nêu trên chủ yếu ổn định với vị trí không mấy khả quan như cán cân ngân sách chính phủ và tỷ lệ lạm phát (vị trí thứ 118 và 113) ngoại trừ tổng dự trữ quốc gia giữ vị trí khá cao (vị trí thứ 17).
Giáo dục và đào tạocơ bản bao gồm các chỉ số như tham gia giáo dục trung học cơ sở, tham gia giáo dục trung học phổ thông, chất lượng hệ thống giáo dục, chất lượng giáo dục khoa học và toán học, chất lượng quản lý trường học, kết nối Internet trong trường học, sự sẵn có của dịch vụ đào tạo và nghiên cứu, mức độ đào tạo nhân viên. Theo thống kê từ WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới) lĩnh vực này đang ở vị trí 61/148 (quốc gia và
Xếp hạng Điểm
Tổng thể 68 4,23
Chỉ số cơ bản 79 4,44
1. Thể chế 92 3,51
2. Cơ sở hạ tầng 81 3,74
3. Môi trường vĩ mô 75 4,66
4. Sức khỏe và giáo dục cơ bản 61 5,86
Chỉ số hiệu quả 74 3,99
5. Giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học 96 3,74 6. Hiệu suất thị trường hàng hóa 78 4,24 7. Hiệu suất thị trường lao động 49 4,37 8. Phát triển thị trường tài chính 90 3,77 9. Năng lực công nghệ 99 3,12 10. Quy mô thị trường 34 4,69 Chỉ số đổi mới và hiện đại 98 3,35 11. Trình độ, năng lực kinh doanh 106 3,58 12. Khả năng sáng tạo 87 3,12
Bảng 1: Chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh có cải thiện của việt nam
lãnh thổ). Giáo dục từ lâu nay đã là vấn đề nan giải trong năng lực cạnh tranh ở Việt Nam, do hình thức giáo dục lạc hậu, bảo thủ, thiếu tính vận dụng, năng lực quản lý còn yếu kém. Thực trạng này được thể hiện trực tiếp qua những con số đánh giá: chất lượng quản lý trường học chỉ xếp thứ 119 và chỉ số về sự sẵn có của dịch vụ nghiên cứu và đào tạo xếp thứ 118. Riêng chỉ số về kết nối Internet trong trường học của Việt Nam được đánh giá khá cao (vị trí thứ 47). Đây là kết quả của cải cách áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học của Bộ Giáo dục và Đào tạo những năm vừa qua.
Giáo dục và đào tạo đại học, sau đại họcthăng bậc ở vị trí 96/148 (quốc gia và vùng lãnh thổ). Năm 2014, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực đã được chú trọng và đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là việc xây dựng hệ thống giáo dục chất lượng cao, gắn liền giáo dục đại học với giáo dục đào tạo nghề. Phương pháp đào tạo đại học và sau đại học đã được đổi mới theo hướng tiến bộ học tập từ các nước phương Tây, các trường đại học được giao quyền tự chủ tự quyết về chính sách và tài chính để đảm bảo chất lượng đầu ra theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thị trường hàng hóađược đánh giá ở thứ hạng 78/148 (quốc gia và lãnh thổ) tăng 17 bậc do các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Mặc dù chỉ số này vẫn tăng bậc, song vẫn chỉ được xếp ở mức thấp, kém cạnh tranh.
Thị trường lao động hay chất lượng nguồn nhân lựcđứng vị trí 49/148 (quốc gia và lãnh thổ). Có thể thấy ở Việt Nam hiện nay lương trả cho lực lượng lao động tương đối tương xứng với năng suất công việc mà họ thực hiện. Hiện tượng bóc lột sức lao động đã được hạn chế khá nhiều. Thay vì tỷ lệ lao động nam rất cao ở những năm trước, báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014 cho thấy tỉ lệ lao động nữ đang ngày càng tăng và được đánh giá cao. Tuy nhiên, mặt hạn chế về thị trường lao động ở Việt Nam là chính sách bồi thường cho lao động bị sa thải còn chưa phát triển và chỉ số về chi phí sa thải chỉ ở mức 112.
Phát triển thị trường tài chính bao gồm các chỉ số như sự sẵn có của dịch vụ tài chính, khả năng chi trả của dịch vụ tài chính, lập quỹ thông qua thị trường chứng khoán địa phương, sự dễ
dàng tiếp cận các khoản vay, sự sẵn có về vốn đầu tư, tính lành mạnh của các ngân hàng, quy định về giao dịch chứng khoán, chỉ số quyền pháp lý. Tiêu chí phát triển thị trường tài chính năm 2014 đứng ở vị trí 90/144 nước, đây là vị trí có cải thiện so với năm trước đó. Lý do của sự cải thiện này đó chính là chỉ số tổng dự trữ quốc gia ở vị trí rất cao, xếp hạng thứ 17, là một cơ sở đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng, các công ty tài chính. Khu vực tài chính trong nước đã có khả năng cung cấp tín dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực tư nhân thể hiện qua các chỉ số sự dễ dàng tiếp cận các khoản vay (vị trí thứ 88) và chỉ số sẵn có vốn đầu tư (vị trí thứ 71). Tuy nhiên, mức độ tín nhiệm của các ngân hàng trong cung cấp tín dụng còn ở mức thấp, cụ thể chỉ số tính lành mạnh của các ngân hàng xếp vị trí 132, hiện tượng này được đánh giá là hệ quả của tỷ lệ nợ xấu còn cao, nợ chưa thanh toán trong xây dựng có xu hướng tăng, lãi suất tín dụng còn cao, việc tạo các khoản cho vay trung hạn, dài hạn bằng khoản gửi ngắn hạn.
Khả năng cạnh tranh về công nghệ bao gồm các chỉ số như sự sẵn có của các công nghệ mới nhất, sự tiếp thu công nghệ mức độ công ty, chuyển giao công nghệ và FDI, cá nhân sử dụng Internet, thuê bao Internet băng rộng cố định, băng thông Internet quốc tế, thuê bao băng rộng di động. Lĩnh vực này được đánh giá ở vị trí 99/148 (quốc gia và vùng lãnh thổ). Nhìn chung các chỉ số ở mức trung bình, một số chỉ tiêu ở mức rất thấp như sự sẵn có của các công nghệ mới nhất xếp vị trí 123, sự tiếp thu công nghệ mức độ công ty vị trí 121. Như vậy có thể thấy môi trường công nghệ ở Việt Nam kém hấp dẫn và cần được cải thiện hơn nữa. Cơ chế để gắn kết khoa học - công nghệ với sản xuất, kinh doanh chưa được vận hành tốt, thêm vào đó thị trường công nghệ ở Việt Nam còn thiếu sôi động với các chỉ số cá nhân sử dụng Internet, thuê bao Internet băng rộng cố định, băng thông Internet quốc tế, thuê bao băng rộng di động xếp hạng chưa cao.
Về quy mô thị trường,đây là chỉ số được đánh giá tốt nhất (xếp hạng thứ 33). Thực tế, nước ta có nền kinh tế phát triển nhanh trong nhiều năm qua; bất kể cuộc khủng hoảng tài chính gần đây vẫn duy trì mức độ tăng trưởng trên 5%; đặc biệt từ
năm 2013, nền kinh tế bắt đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao dần quay lại, đến năm 2014, tăng trưởng GDP đạt 5,98% và năm 2015 dự báo đạt 6,5%. Bên cạnh đó, mức độ đô thị hóa của Việt Nam tăng cũng rất nhanh đạt 2,8%; dân số đông trên 90 triệu người; chỉ tiêu của người tiêu dùng tăng khoảng 18%/năm và tổng mức bán lẻ tăng khoảng 20%/năm…