Cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành Dệt-may

Một phần của tài liệu TCKH-So-thang-11-Ok-In-1 (Trang 60 - 61)

2. Cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu đối vớingành Dệt-may ngành Dệt-may

Gary Gereffi (1999) chia chuỗi giá trị toàn cầu thành hai mô hình: Chuỗi giá trị toàn cầu do người sản xuất chi phối (PGVC - Producer- driven Global Value Chain) và Chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chi phối (BGVC - Buyer- driven Global Value Chain). Theo Gereffi, chuỗi giá trị toàn cầu do người sản xuất chi phối là mô hình trong đó các công ty đa quốc gia (MNC - Multi-National Company) đóng vai trò trung tâm trong việc điều hợp các mạng lưới sản xuất; điển hình của chuỗi giá trị này là các ngành sản xuất ô tô, sản xuất máy bay, sản xuất máy tính, v.v. Trái lại, trong mô hình chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chi phối, các công ty bán lẻ lớn, các công ty marketing và các nhà sản xuất có thương hiệu đóng vai trò trung tâm trong việc điều hợp các mạng lưới sản xuất có tính phân tán cao. Mô hình “Công nghiệp hóa dựa trên thương mại” này phổ biến trong các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như dệt-may, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, v.v... Trong chuỗi giá trị này, công đoạn sản xuất được thực hiện bởi các mạng lưới đa cấp gồm những nhà thầu tại các nước thế giới thứ ba; những nhà thầu này sản xuất các sản phẩm cuối cùng theo những thông số kỹ thuật do những người mua ở nước ngoài yêu cầu.

Lợi thế cạnh tranh của các công ty trong chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chi phối không nằm ở khả năng công nghệ của các nhà sản xuất dẫn dắt thị trường mà nằm ở khả năng thiết kế mẫu mã, marketing, xây dựng thương hiệu và chiến lược điều hợp trên phạm vi toàn cầu của các công

ty này. Theo lý thuyết MNC truyền thống, ngành Dệt-May tại các quốc gia công nghiệp phát triển tất yếu phải suy tàn dưới áp lực của việc chuẩn hóa công nghệ và chi phí tiền lương cao. Cách tiếp cận của Gereffi đã đánh đổ lý thuyết này.

Theo cách phân loại của Gerreffi, ngành Công nghiệp Dệt-May thế giới đã nhiều lần chuyển dời địa điểm sản xuất kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Lần chuyển dời đầu tiên là từ Bắc Mỹ tới châu Âu, Nhật Bản vào những năm 1950 và đầu những năm 1960. Lần chuyển dời thứ hai là từ Nhật Bản tới Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc vào những năm 1970 và đầu những năm 1980. Vào những năm 1980, địa điểm sản xuất chủ yếu được chuyển dời tới Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác như Phi-líp-pin, Ma-lay-xi-a, Thái Lan,… Từ những năm 1990 trở lại đây xuất hiện thêm các nhà cung cấp mới như Ấn Độ, Băng-la-đét và các nước gia nhập ASEAN sau như Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma.

Liên quan tới hiện tượng chuyển dời địa điểm sản xuất này, Gereffi đặc biệt chú ý đến Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Ông xem các quốc gia và vùng lãnh thổ này là hình mẫu cho việc nâng cấp công nghiệp trong ngành Dệt-May. Giai đoạn đầu tiên trong quá trình nâng cấp này là giai đoạn Cắt-May-Gia công (CMT - Cut, Make, Trim). Ở giai đoạn này, nhà cung cấp chỉ cắt may sản phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu theo những thông số kỹ thuật do người mua yêu cầu. Những công ty may gia công này thường được đặt tại các khu chế xuất. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn Sản xuất thiết bị gốc (OEM - Original Equipment Manufacturing). Ở giai đoạn này, nhà cung cấp không chỉ đảm nhận công đoạn may mà còn đảm nhận công việc mua nguyên liệu, hoàn tất và đóng gói. Tuy nhiên, công việc thiết kế và xây dựng thương hiệu vẫn do người mua thực hiện. Giai đoạn thứ tư là Sản xuất thương hiệu gốc (OBM - Original Brand Manufacturing). Ở giai đoạn này, nhà cung cấp tập trung vào hoạt động xây dựng thương hiệu riêng thay vì sản xuất hay thiết kế.

Thực tế cho thấy trong một số trường hợp, việc nâng cấp không hẳn là sẽ diễn ra theo đúng trình

tự như Gereffi đã mô tả. Sự phát triển của ngành

Một phần của tài liệu TCKH-So-thang-11-Ok-In-1 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)