Nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại nêu trên, theo tác giả, cần có một số giải pháp sau đây:
3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về vấnđề đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức nói đề đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức nói chung, viên chức trong trường đại học nói riêng.
Thứ nhất, cần quy định thống nhất các trường hợp viên chức phải đền bù chi phí đào tạo mà không cần phân biệt viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi đào tạo, không phân biệt chi phí đào tạo đó từ ngân sách nhà nước hay từ nguồn kinh phí của đơn vị sự nghiệp công lập, không phân biệt địa điểm đào tạo là trong nước hay nước ngoài. Bởi xuất phát từ những lý do căn bản là: viên chức được cử đi đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp bằng nguồn kinh phí không phải do viên chức bỏ ra, mà do ngân sách nhà nước hoặc do nguồn kinh phí của đơn vị sự nghiệp công lập (nguồn kinh phí có một phần hoặc toàn bộ từ ngân sách nhà nước) chi trả. Mặt khác, việc đào tạo này một phần nhằm phục vụ cho nhu cầu của đơn vị sử dụng viên chức, của cơ quan nhà nước, nhưng một phần, cũng tạo ra rất nhiều cơ hội tốt cho công việc, thu nhập cũng như sự nghiệp, tương lai, vị trí xã hội của viên chức. Nghĩa là, viên chức được hưởng rất nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần từ chính việc được cử đi đào tạo này và viên chức cũng mong muốn, tự nguyện tham gia và tự nguyện cam kết về thời gian phục vụ sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Do đó, tiêu chí để quy định việc phải đền bù chi phí đào tạo của viên chức cần xác định chính là việc “phá vỡ” những cam kết về thời gian phục vụ của viên chức sau khi hoàn thành khóa đào tạo; hay nói cách khác là mục đích phục vụ cho đơn vị, cho nền “dịch vụ công”, cho nhu cầu, lợi ích của nhân dân, của xã hội không đạt được. Và vấn đề tiếp theo cần quy định khác nhau chỉ là: nơi nhận chi phí đền
bù đó là ngân sách nhà nước (đối với trường hợp đào tạo bằng ngân sách nhà nước) hoặc đơn vị sự nghiệp công lập (đối với trường hợp đào tạo bằng kinh phí của đơn vị sự nghiệp công lập).
Thứ hai, quy định thống nhất về thời gian cam kết phục vụ của viên chức sau khi hoàn thành chương trình đào tạo: gấp 03 (ba) lần thời gian đào tạo. Vì mức thời gian này là phù hợp với thực tế hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời, điều này sẽ tạo ra sự thống nhất giữa văn bản pháp luật quy định chuyên biệt đối với đền bù chi phí đào tạo của viên chức và văn bản pháp luật chung quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo của những người được cử đi đào tạo nói chung.
- Các trường đại học tư thục có thể tham khảo, vận dụng các quy định của pháp luật về đền bù chi phí đào tạo của viên chức để xây dựng Quy chế, quy định về đền bù chi phí đào tạo áp dụng đối với giảng viên, người lao động, nhân viên phù hợp với đặc điểm, quy mô của đơn vị mình.
3.2. Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốcgia về viên chức gia về viên chức
Nhằm bảo đảm tốt hơn việc thực hiện trách nhiệm đền bù chi phí đào tạo của viên chức, ngoài các chế tài pháp lý nêu trên, cần xây dựng cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các trường đại học nói riêng một cơ sở dữ liệu quốc gia đầy đủ, chính xác về viên chức, thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng. Đây chính là cơ sở quan trọng, thiết thực, giúp cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị sử dụng viên chức nắm bắt kịp thời các thông tin về đơn vị làm việc, công việc, vị trí công tác, các
quyền, nghĩa vụ pháp lý của viên chức, cũng như các tranh chấp liên quan trong trường hợp viên chức vi phạm các quy định về đền bù chi phí đào tạo. Điều đó cũng góp phần giúp các đơn vị sử dụng viên chức trong quá khứ, hiện tại và tương lai có thể liên kết, hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ hơn với nhau trong quá trình giải quyết hiệu quả vấn đề đền bù chi phí đào tạo của viên chức.
4. kết luận
Vấn đề đền bù chi phí đào tạo viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, trong trường đại học nói riêng vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong những năm vừa qua.
Pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể điều chỉnh kịp thời vấn đề này, đặc biệt sau khi có Luật Viên chức năm 2010 ra đời. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập, vướng mắc trong bản thân các quy định pháp luật và trong thực tiễn áp dụng, đòi hỏi có sự nghiên cứu thấu đáo để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đó phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp công lập, các trường đại học, trước hết cần chú trọng lựa chọn kỹ lưỡng người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt được mục đích, hiệu quả của việc đào tạo nhân sự cho đơn vị mình. Ngoài ra, đơn vị sự nghiệp công lập, các trường đại học cần tiến hành những giải pháp đồng bộ, hữu ích để thu hồi được chi phí đào tạo của viên chức như: hoàn thiện nội dung văn bản cam kết của viên chức được cử đi đào tạo, sử dụng các chế tài pháp lý phù hợp và cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết về viên chức n
tài liệu tham khảo:
[1] Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.
[2] Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012.
[3] Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
[4] Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
[5] Nghị định số 143/2013/NĐ-CPngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.
[6] Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính- Giáo dục và Đào tạo số 75/2000/TTLT/BTC-GD&ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2000 hướng dẫn bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với các đối tượng được cử đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đúng thời hạn.
[7] Thông tư số15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
[8] Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10 tháng 03 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.
[9] Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2020”.
[10] Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10 tháng 03 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn tuyển sinh và chế độ tài chính thực hiện Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2020”.
ngày nhận bài: 20/10/2015
ngày chấp nhận đăng bài: 20/11/2015.
Thông tin tác giả:
ths. nguyễn thị thu hương trường đại học Công nghiệp hà nội email: huongthaibinh76@gmail.com