Bạn có thích hợp với công việc đó không?

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng đàm phán và giao tiếp trong kinh doanh (Trang 145 - 146)

V. một số phong cách đàm phán trên thế giớ

b.Bạn có thích hợp với công việc đó không?

Bạn phải biết rõ những gì mà công việc đòi hỏi, và sự chuẩn bị của bạn đối với công việc đó như thế nào.

Bạn có thể tìm tham khảo các thông tin về yêu cầu của công việc bằng nhiều cách khác nhau

 Các khoá học dạy nghề tại trường  Từ điển về các chức vụ, nghề nghiệp

 Đi thực tập hoặc tới thăm một số công ty nào đó

 Nói chuyện với những người đã và đang làm việc tại công ty

 Các thông tin do phòng nhân sự của công ty cung cấp hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội nói về công ty.

Để việc nộp hồ sơ xin việc làm đạt hiệu quả, bạn cần biết những đòi hỏi của công việc và những đáp ứng của bạn có phù hợp hay không.

Cần có thái độ tự tin lạc quan khi tìm công việc.

- Đơn xin việc và bản tóm tắt lý lịch hết sức quan trọng. Người xét tuyển cho rằng khâu giấy tờ đầu tiên (hồ sơ xin việc) chính là những gì tốt nhất mà một ứng viên có thể làm. Các sai phạm về nội dung, văn phong, bố cục… sẽ khó được tha thứ.

- Gửi đi một lượng thông tin vừa đủ: Những người xét tuyển thường cần nhiều thông tin để đánh giá một cách cẩn thận trước khi ra quyết định tuyển chọn. Do vậy những người xét tuyển sẽ đánh giá các hồ sơ cung cấp thông tin đầy đủ.

- Nhấn mạnh các điểm quan trọng.

- Bạn phải qua việc phân tích cặn kẽ công việc và những kinh nghiệm mà công việc đòi hỏi mà tìm ra những điểm chính để trả lời 2 câu hỏi:

+ "Tại sao ông chủ này muốn tuyển mình vào làm việc?" + "Mình phải đóng góp cụ thể những gì cho công ty"

- Mục đích của bản tóm tắt lý lịch là giúp cho người xét tuyển nhận ra từng điểm một cách rõ ràng và chính xác.

- Những điểm cần chú ý khi thảo bản tóm tắt lý lịch: 1. Chọn chủ đề chính trong số các ý quan trọng

2. Làm nổi bật các điểm quan trọng trong toàn trang giấy bằng các khoảng trống chung quanh.

3. Sử dụng dấu hoa thị, chữ in hoa hoặc gạch dưới. 4. Đặt ý câu nhấn mạnh ở phần đầu hoặc phần cuối. 5. Sắp xếp các ý thành cột.

6. Sử dụng các cụm từ then chốt hoặc các câu ngắn gọn. 7. Bắt đầu mỗi dòng bằng các động tác chủ động. 8. Hạn chế số điểm chính cần diễn đạt.

(Thường từ 3-6 điểm). "Ông chủ sẽ được lợi gì, nếu tuyển mình?". Trả lời câu hỏi này cô đọng trong 5 điểm hẳn có hiệu quả hơn là liệt kê dài dòng 15 điểm.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng đàm phán và giao tiếp trong kinh doanh (Trang 145 - 146)