Quá trình nhận thức lẫn nhau trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng đàm phán và giao tiếp trong kinh doanh (Trang 62 - 65)

II. cấu trúc của hoạt động giao tiếp.

2. Quá trình nhận thức lẫn nhau trong giao tiếp.

Khi giao tiếp các bên không chỉ truyền thông tin cho nhau, mà còn nhận thức, tìm hiểu lẫn nhau. Nhận thức là cơ sở làm này sinh tình cảm, và tương tác giữa các chủ thể giao tiếp. Nhận thức có đúng đắn, sâu sắc thì tình cảm mới ổn định và bền vững. Đối tượng nhận thức trong giao tiếp có thể là người khác, có thể là bản thân mình.

2.1. Nhận thức người khác.

Trong khi giao tiếp trước hết là các chủ thể tri giác lẫn nhau. Tri giác là quá trình nhận thức đối tượng giao tiếp bằng con đường cảm tính thông qua các giác quan (thị

Mục đích giao tiếp

Chủ thể giao tiếp 1 Nội dung Phương tiện

Chủ thể giao tiếp 2

giác, thính giác..): quan sát tướng mạo, vẻ mặt, dáng điệu, tư thế, tác phong, cách ăn mặc, trang điểm, ánh mắt, nụ cười, lời nói và các hành vi khác nhau….Sự tri giác đó dược diễn ra trong suốt quá trình giao tiếp. Trên cơ sở những tài liệu tri giác đem lại tư duy người ta phán quyết về bản chất bên trong của đối tượng như đạo đức, năng lực và các phẩm chất nhân cách khác. Như vậy nhận thức người khác là bao gồm tri giác những đặc điểm bên ngoài và sự phán đoán về bản chất bên trong.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng và đôi khi làm sai lệch nhận thức của một người về người khác. Các yếu tố này có thể xuất phát từ chủ thể nhận thức, đối tường nhận thức và tình huống trong đó nhận thức diễn ra.

2.2. Sự nhận thức về bản thân ( tự nhận thức).

Trong giao tiếp, không những chúng ta nhận thức người khác mà còn nhận thức, khám phá bản thân mình. Chỉ khi giao tiếp với người khác thì chúng ta mới hiểu được chính bản thân mình. Khả năng nhận thức người khác và sự tự nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Tự nhận thức bản thân càng chính xác, phong phú bao nhiêu thì việc nhận thức người khác cũng phong phú và chính xác bấy nhiêu và ngược lại, nhận thức người khác càng đầy đủ, càng sâu sắc, thì tự nhận thức sẽ trở nên càng đầy đủ hơn.

Tự nhận thức là quá trình mà trong đó mỗi chúng ta xây dựng cho mình một khái niệm hay hình ảnh về bản thân. Việc tạo ra hình ảnh bản thân là rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng quyết định đến hành vi của mỗi chúng ta trong giao tiếp. Chúng ta có những xử sự như thế nào là tùy vào chúng ta tự đánh giá mình như thế nào.

Hình ảnh bản thân là cách mà chúng ta hình dung về mình như thế nào. Nó biểu hiện bản chất cũng như việc làm của chúng ta. Hình ảnh bản thân là hình ảnh quy chiếu mà chúng ta soi theo đó để hành động.

Quá trình hình thành hình ảnh bản thân được diễn ra trong sự giao tiếp với người khác, tùy thuộc vào người khác đánh giá và đối xử với mình như thế nào. Qua sự tương tác với họ, mà chúng ta biết mình như thế nào, được công nhận hay bị từ chối, được coi trọng hay bị xem thường, có năng lực hay không có năng lực.

Giữa giao tiếp và sự hình thành hình ảnh bản thân có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Thông qua giao tiếp mà chúng ta hình thành khái niệm về bản thân và ngược lại ý nghĩ, cách tự đánh giá về mình sẽ ảnh hưởng tới lời nói, việc làm và mối quan hệ của chúng ta.

2.3. Cửa sổ Johari và mối quan hệ giữa nhận thức và tự nhận thức

Cửa sổ Johari là một khái niệm do hai tác giả Joseph Luft và Hary Ingham (Johari là ghép những từ đầu tên hai tác giả) xây dựng để mô tả mối quan hệ nhận thức, tự nhận thức và tính cởi mở, sự phản hồi trong giao tiếp.

Cửa sổ này có 4 ô ( khu vực) phụ thuộc vào mức độ những gì mà mình tự biết về mình và những gì mà người khác biết về ta.

Tự nhận biết Không nhận biết được mình

Người khác nhận biết được về ta (I) Khu vực tự do hoặc mở (chung) (II) Khu vực Mù Người khác không nhận biết được về ta (III) Khu vực bí mật (Riêng) (IV) Khu vực

không nhận biết được

Hình 3.2. Cửa sổ Johari

+ Khu vực I: khu vực CHUNG hay còn gọi là khu vực tự do hoặc mở tương ứng với những gì chúng ta biết về mình và người khác cũng biết về chúng ta.

+ Khu vực II: khu vực Mùtương ứng với những gì mà chúng ta không biết được về mình, nhưng người khác lại biết về ta. Ví dụ: con người không thể nhìn thấy diện mạo thật của mình một cách trực tiếp.

+ Khu vực III: khu vực bí mật hay RIÊNG tương ứng với những gì chúng ta biết về mình còn người khác không biết. Nó có thể coi là riêng vì trong giao tiếp chúng ta không cởi mở để bộc lộ với người khác.

+ Khu vực IV: khu vực KHÔNG NHậN BIếT tương ứng với những gì mà cả chúng ta lẫn người khác cũng không hề biết.

Mỗi một khu vực có thể được mở rộng hoặc thu hẹp phụ thuộc vào hai yếu tố trong giao tiếp, đó là sự phản hồi và tính cởi mở của các bên giao tiếp.

Tóm lại, mỗi chúng ta vừa là chủ thể nhưng cũng vừa là khách thể của quá trình nhận thức. Chúng ta không chỉ nhận thức người khác , mà còn nhận biết cả chính mình. Trong giao tiếp các bên muốn nhận thức rõ về nhau và nhận biết chính xác về bản thân mình, thì cần phải có sự cởi mở và phản hồi nhất định. Muốn vậy các bên cần xây dựng được bầu không khí thoải mái, tin tưởng ở nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng đàm phán và giao tiếp trong kinh doanh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)