IV. Kỹ năng đặt câu hỏi.
3. Dùng câu hỏi nhằm những mục đích khác.
Đôi khi trong giao tiếp người ta cũng có thể đưa ra những câu hỏi nhưng không phải để thu thập thông tin, mà nhằm những mục đích khác nhau.
3.1. Câu hỏi tiếp xúc: Tức là hỏi về những vấn đề phụ trước nhằm tạo ra bầu khôngkhí thoải mái, tin tưởng, cởi mở với nhau, để sau đó hỏi về những vấn đề cần tìm hiểu. khí thoải mái, tin tưởng, cởi mở với nhau, để sau đó hỏi về những vấn đề cần tìm hiểu.
Loại câu hỏi như thế này hàng ngày chúng ta gặp ở cổng cơ quan hay bắt đầu một cuộc gặp gỡ nào đó:
- Chào anh! Sức khoẻ thế nào? - Dạo này ở Hà Nội có rét không?
- Hôm qua đội tuyển nữ Việt Nam đá hay quá nhỉ, anh có xem không?…
3.2. Câu hỏi có tính đề nghị: Tức là nêu câu hỏi để đề nghị một ý kiến. Loại câuhỏi này được sử dụng để thăm dò cách thoát ra khỏi sự bế tắc, và được sử dụng trong đàm hỏi này được sử dụng để thăm dò cách thoát ra khỏi sự bế tắc, và được sử dụng trong đàm phán, hội nghị và các tình huống khác mà khó đạt được nhất trí giữa những người tham dự.
Đây cũng là một thủ thuật thăm dò để đạt tới sự nhất trí mà không tỏ ra nghiêng về một ý kiến nào đó để không phải tự bào chữa nếu không đạt được nhất trí. Ví dụ: Bạn có thể hỏi “bây giờ chúng ta đã có bản báo cáo của chuyên gia, vậy chúng ta có thể chấp nhận gợi ý trước đây của kỹ sư A hay không”. Bạn có thể dùng câu hỏi này, khi bạn muốn thúc ép các thành viên khác đồng ý với mình.
3.3. Câu hỏi hãm thắng: Tức là dùng những câu hỏi hẹp để hãm tốc độ nói củađối tượng khi anh ta thao thao bất tuyệt. Nếu ta xen vào những câu hỏi hẹp để làm sang đối tượng khi anh ta thao thao bất tuyệt. Nếu ta xen vào những câu hỏi hẹp để làm sang tỏ một số điểm thì có thể hạn chế được dòng phát biểu của đối tượng.
3.4. Dùng câu hỏi để kết thúc vấn đề: Khi cần kết thúc câu chuyện mà khôngmuốn cắt đứt với người đối thoại, bạn có thể đưa ra câu hỏi để chuẩn bị như: “ Bây giờ muốn cắt đứt với người đối thoại, bạn có thể đưa ra câu hỏi để chuẩn bị như: “ Bây giờ tôi nghĩ là chúng ta đã bàn xong công việc rồi, có phải không?”.
V. Kỹ năng giao tiếp bằng điện thoại
Khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin phát triển vũ bão đã tạo những điều kiện tăng cường nhanh chóng những phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giao tiếp - ứng xử, giúp cho con người dễ gần gũi nhau hơn, khắc phục nhanh chóng những hạn chế về không gian và thời gian. Sự phát triển kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực thông tin đã dẫn đến sự thay đổi về chất trong giao tiếp - ứng xử của con người và xã hội. Để làm chủ được những kỹ thuật đó và giao tiếp có hiệu quả, con người cần được đào tạo một cách cơ bản những kiến thức, kỹ năng về cách sử dụng, vận hành các phương tiện hiện đại như điện thoại, fax, máy tính điện tử, các hệ thống mạng thông tin trong nội bộ tổ chức, địa phương, quốc gia, quốc tế (Internet),… Dưới đây chỉ đề cập
đến kỹ năng giao tiếp bằng điện thoại - loại phương tiện thông tin thông dụng nhất, thường xuyên nhất, cần thiết nhất, gắn với đời sống, công việc hàng ngày của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đơn vị và cộng đồng. So với các phương tiện thông tin hiện đại khác, điện thoại là loại phương tiện ít tiền nhất, sử dụng dễ dàng nhất, có thể đầu tư để nhanh chóng tăng số máy điện thoại dùng cho cá nhân, gia đình và nơi công cộng.