Phong cách đàm phán châu á:

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng đàm phán và giao tiếp trong kinh doanh (Trang 138 - 140)

V. một số phong cách đàm phán trên thế giớ

1.Phong cách đàm phán châu á:

Các thương nhân châuá thường không thích làm việc với người lạ, vì vậy khi giao dịch với một đối tác mới trong khu vực này, chúng ta không nên tự mình đến làm quen mà nên tìm cách gặp họ tại một hội chợ thương mại quốc tế hay một chuyến thăm quan khảo sát thị trường do một cơ quan chính phủ tiến hành. Như vậy tư cách của công ty mình sẽ được bảo đảm bởi nhà tổ chức, nhờ đó sẽ xua tan được những e ngại của đối

tác. Trong trường hợp không có điều kiện tham gia những hoạt động trên, chúng ta cần tìm một người thứ ba đáng tin cậy đứng ra giới thiệu cho mình như Thượng vụ, Phòng thương mại hay cán bộ cao cấp của một công ty mà cả hai bên đều quen biết. Khi bước vào đàm phán các doanh nhân châu á thường không bàn công việc ngay mà lại nói chuyện vòng vo để tìm hiểu về đối tác. Bước này thường được bắt đầu bằng việc trao đổi danh thiếp (đặc biệt quan trọng với đối tác là người Nhật Bản!), uống trà, chuyện vãn về đủ mọi đề tài như thời tiết, thể thao, phim ảnh… Chỉ khi tin tưởng là đã hiểu biết về đối tác, người ta mới bàn đến công việc. Do sự lan tràn của văn hoá phương Tây, quá trình này được rút ngắn dần đi nhưng các doanh nhân châuá vẫn luôn e ngại, dẫn đến mất nhiều thì giờ khi làm việc với người lạ. Cũng chính vì nguyên nhân này, mặc dù trên thế giới các phương tiện thông tin hiện đại như telex, fax, email, telephone… ngày càng phổ biến, hình thức đàm phán được ưa chuộng nhất tại châuá vẫn là đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp.

Trong khi đàm phán, các đối tác châuá thường ít khi nói trực tiếp vào vấn đề mà thường diễn đạt vòng vo, để giữ hoà khí. Cách diễn đạt này không phải luôn luôn dễ hiểu với người nước ngoài, chẳng hạn các đối tác châu á ít khi dùng từ "không" trong giao tiếp, khi muốn từ chối một điều gì đó, họ thường nói tránh đi như "điều này khó mà thực hiện được" hoặc "Chúng tôi sẽ xem xét sau" hay đơn giản là chỉ mỉm cười và lảng sang chuyện khác. Về điểm này thì người Nhật là bậc nhất, người ta thống kê được tới 16 cách từ chối trong tiếng Nhật, nhưng không hề có chữ "không" trong đó. Với những đối tác thiếu kinh nghiệm, cách diễn đạt loanh quanh này có thể gây nên những hiểu lầm đáng tiếc. Đặc biệt, khi đàm phán với các đối tác châuá cần lưu ý để không tỏ ra thiếu tôn trọng, phản đối hay chỉ trích trực tiếp họ, nhất là tại các nơi công khai vì như vậy là đã làm họ mất thể diện và cuộc đàm phán chắc chắn sẽ đổ vỡ. Một số nghi thức giao tiếp khác cũng cần được lưu ý như người châuá thường trọng hình thức nên khi xưng hô cần nêu đầy đủ cả tên gọi (có thể chỉ là họ hoặc cả tên họ) và các chức vụ, học vị, học hàm nếu có của họ. Họ cũng không thích đàm phán với các đối tác quá trẻ hoặc cấp bậc thấp hơn họ quá nhiều. Trong giao tiếp người châu á thường đứng cách xa nhau khoảng 1 cánh tay, ít khi nhìn thẳng vào mắt nhau, nói năng nhỏ nhẹ, chậm rãi và rất tránh việc ngắt lời người khác. Việc bắt tay không phổ biến lắm ở châu á, và nếu có thì cũng rất nhẹ nhàng. Đặc biệt, phụ nữ châuá ít khi bắt tay nam giới. Các thương nhân châu á

cũng ít khi đúng giờ,trừ một số nước như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc… Do ảnh hưởng của nền văn hoá mang tính tập thể, nên trước khi ra quyết định, các nhà kinh

doanh của châuá phải bàn bạc rất lâu để có được sự nhất trí, vì vậy thời gian ra quyết định của họ thường kéo dài. Họ cũng thường thích các hợp đồng ngắn gọn, chỉ bao gồm các điều khoản chủ yếu, phần còn lại sẽ tuân theo khi tiến hành những công việc đã được ký kết trong hợp đồng hoặc thoả thuận thêm sau này. Do tin vào quan hệ hơn vào hợp đồng nên ngay cả khi đã ký một số hợp đồng chi tiết, nếu gặp rắc rối trong việc thực hiện họ vẫn trông đợi sự thông cảm của đối tác để yêu cầu sửa đổi hợp đồng. Điều này có thể gây ra một số rắc rối nếu gặp đối tác cứng rắn.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng đàm phán và giao tiếp trong kinh doanh (Trang 138 - 140)