Mở bài gián tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng đàm phán và giao tiếp trong kinh doanh (Trang 31 - 33)

- Câu chủ đề đứn gở cuối đoạn văn

b.Mở bài gián tiếp

Dùng một vấn đề có liên quan đến chủ đề của bài viết để thu hút sự chú ý và dẫn dắt người đọc đến chủ đề mà tác giả sẽ bàn luận. Như vậy đoạn mở gián tiếp sẽ có cấu tạo như sau:

Thí dụ: Bài viết về “Hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội SA 8000 có đoạn mở như sau:

“ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, một nhu cầu bức thiết đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam là phải không ngừng tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được hình ảnh thân thiện với người tiêu dùng.

Một trong những yêu cầu gắt gao của người tiêu dùng tại các nước Châu Âu và Bắc Mỹ (hiện đang là những thị trường tiềm năng với sức tiêu thụ mạnh) là các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ phải có sự cam kết chặt chẽ về trách nhiệm đối với xã hội, trong đó đối tượng cơ bản là những người lao động. Vì vậy Hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội (SA 8000) đang là một vấn đề được các doanh nghiệp rất quan tâm.”

Phần thân bài tác giả đưa ra 3 tiểu mục.

SA 8000 là gì ?

Tác động của SA 8000 đến người mua hàng

Lợi ích của các doanh nghiệp áp dụng SA 8000

3.2- Viết đoạn kết

Đoạn kết phải thống nhất với nội dung của phần thân, với đoạn mở và với chủ đề Có nhiều cách viết đoạn kết tuỳ theo dụng ý của người viết và yêu cầu của bài viết (bài nói).

 Tóm tắt ý trong phần thân bài.

 Tóm tắt + đưa ra lời bình luận hoặc chính kiến.  Tóm tắt + kết luận + mở rộng vấn đề.

 Tóm tắt + kết luận + thúc đẩy hành động.  Tóm tắt + đưa ra một danh ngôn, một triết lý.

Các ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ cho các kiểu đoạn kết nói trên.

Thí dụ: Bài viết về “Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng” có đoạn kết như sau:

“Tóm lại kinh doanh thời nay thật không dễ dàng. Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi mau lẹ, thật khó mà đoán trước được. Chỉ có trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện các biến động về nhu cầu thị hiếu, giá trị của người tiêu dùng, dưới tác động của quá trình đổi mới, trong điều kiện giao lưu quốc tế, có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tâm lý tiêu dùng thời đại cùng với sự thay đổi về thói quen, tập quán, phong tục của người

Việt Nam mới thành công trên thương trường ngày nay. Trong lĩnh vực này chắc chắn tâm lý học sẽ đóng góp một phần không nhỏ.”

Đoạn kết trên đây không chỉ đóng lại, mà còn nhấn mạnh và mở rộng vấn đề.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng đàm phán và giao tiếp trong kinh doanh (Trang 31 - 33)