2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cơ khí Hồng Ký. Giấy phép kinh doanh số: 0302268557 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp ngày 05/04/2001.
Địa chỉ công ty: 54 Tây Lân, khu phố 7, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất máy móc thiết bị cơ khí, động cơ điện, máy hàn điện, kinh doanh thương mại thép.
Đại diện pháp luật: ông Dương Đức Thọ - Chức vụ: Tổng giám đốc Website: www.hongky.com
Vốn điều lệ: 40.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Bốn mươi tỷ đồng)
Năm 1986 Hồng Ký khởi nghiệp theo mô hình kinh tế hộ gia đình, chỉ có vài chủng loại máy móc, công cụ dụng cụ nhỏ được giới thiệu và bán ở thành phố Hồ Chí Minh với sản lượng thấp.
Năm 1995 Hồng Ký đã đổi mô hình và quy mô sản xuất, phát triển thành cơ sở sản xuất nhỏ, chế tạo thêm một vài máy móc mới.
Năm 2001, từ cơ sở sản xuất nhỏ đã thành lập Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất cơ khí Hồng Ký. Đây là thời kỳ Hồng Ký bắt đầu đổi mới toàn diện về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ. Đây cũng được xem là giai đoạn Hồng Ký vươn lên làm chủ khoa học công nghệ, khẳng định năng lực của mình trong ngành. Năm 2008, với đà phát triển của mình Hồng Ký thâm nhập vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển sản phẩm máy hàn điện tử.
Năm 2009, cho ra đời máy hàn điện tử “Made in Việt Nam” đầu tiên do người Việt tạo ra.
Năm 2012, bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là Myanma, Campuchia.
Năm 2013, ứng dụng công nghệ CNC (Computer numerical control – điều khiển bằng máy tính) vào dây chuyền sản xuất và sau đó đưa Robot tự động vào hỗ trợ sản xuất. Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất đã tạo ra độ chính xác và chất lượng của sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển ngày nay.
2.1.2. Các thành tích đạt được
ISO 9001: 2008: Một doanh nghiệp muốn khẳng định chất lượng sản phẩm ổn định, liên tục tăng trưởng, doanh nghiệp đó nhất định phải có một hệ thống quản lý chất lượng khoa học theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực hiện có.
Năm 2013, Hồng Ký đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
CE Making được Uỷ ban Châu Âu quy định như là “Giấy thông hành” cho phép sản phẩm tự do lưu thông trên thị trường chung Châu Âu. CE Marking cũng chứng minh chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu, đó là tuyên bố rõ ràng cho khách hàng/đối tác về chất lượng sản phẩm.
2.1.3. Các đơn vị trực thuộc
Nhà máy sản xuất cơ khí tại Ấp 4, Hựu Thanh, Đức Hòa, Long An Nhà máy sản xuất thép tại xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP HCM. Nhà máy sản xuất cơ điện số 54 Tây Lân, Quận Bình Tân, TP HCM. Hệ thống cửa hàng kinh doanh: 13 cửa hàng trên toàn quốc
Hệ thống đại lý: hơn 300 đại lý trên toàn quốc.
2.1.4. Các sản phẩm kinh doanh chính hiện nay
Máy hàn điện tử: Máy hàn Inverter ARC, máy hàn que, TIG, MIG.
Máy hàn hồ quang: máy hàn hồ quang bấm điện tử, máy hàn hồ quang 220V, máy hàn hồ quang 220V/380V.
Máy công cụ: Máy mài, máy cắt, máy duỗi.
Máy chế biến gỗ: Máy khoan, máy chà nhám, máy phay, máy ghép, máy cưa, máy ghép khung.
Dụng cụ điện Dewalt: máy khoan búa, máy đục bêtông, máy mài góc, máy khoan sắt – khoan động lực, máy cưa, máy cắt.
Máy khoan bàn. Môtơ - động cơ điện. Sắt thép: thép ống, thép khuôn, thép hình.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay
Công ty Hồng Ký có mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng, điều hành là tổng giám đốc và các bộ phận chuyên môn theo sơ đồ cơ cấu tổ chức hình 2.1 sau đây:
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BA N KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI SẢN XUẤT MÁY CƠ KHÍ KHỐI SẢN XUẤT CƠ ĐIỆN PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁ N NHÀ MÁY KHO VẬT TƯ &THÀNH PHẨM BỘ PHẬN CUNG ỨNG BỘ PHẬN KỸ THUẬT BỘ PHẬN ISO PHÒNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÒNG NGHIÊN CỨU&PHÁT TRIỂN PHÒNG MARKETING PHÒNG HÀNH CHÍNH - NHÂN SỰ PHÒNG DỊCH VỤ PHÒNG KINH DOA NH NỘI ĐỊA PHÒNG
KINH DOA NH QUỐC TẾ
HỆ THỐNG CỬA HÀNG /CHI NHÁNH NHÀ MÁY KHO VẬT TƯ &THÀNH PHẨM BỘ PHẬN CUNG ỨNG BỘ PHẬN KỸ THUẬT BỘ PHẬN ISO KHỐI SẢN XUẤT THÉP XƯỞNG SẢN XUẤT THÉP KHO VẬT TƯ &THÀNH PHẨM HỆ THỐNG CỦA HÀNG KINH DOA NH THÉP BỘ PHẬN KỸ THUẬT BỘ PHẬN CUNG ỨNG
2.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong cơ cấu tổ chức Ban Tổng Giám Đốc Ban Tổng Giám Đốc
Ban tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty, đưa ra định hướng chiến lược phát triển, quyết định cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực và các vấn đề quan trọng cho công ty.
Điều hành lãnh đạo công ty là Tổng Giám Đốc, các Phó Tổng Giám Đốc giúp việc cho Tổng Giám Đốc theo sự phân công. Các Phó Tổng Giám Đốc phụ trách các hoạt động như: quản lý tài chính, khối sản xuất và kinh doanh máy cơ khí, khối sản xuất và kinh doanh sản phẩm cơ điện, khối sản xuất và kinh doanh thép.
Hoạt động của khối sản xuất cơ khí và cơ điện
Khối sản xuất có hai nhà máy gồm nhà máy sản xuất cơ điện, nhà máy sản xuất máy cơ khí. Điều hành khối sản xuất là phó tổng giám đốc công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy: Sản xuất và quản lý các hoạt động sản xuất các sản phẩm máy móc cơ khí, dụng cụ cơ khí và cơ điện.
Cơ cấu tổ chức và điều hành: Mỗi nhà máy được điều hành bởi Giám đốc nhà máy và các trưởng bộ phận. Mỗi nhà máy đều có các bộ phận riêng biệt như: nhà máy sản xuất, Ban kỹ thuật, ban ISO, bộ phận cung ứng và kho. Chức năng, cơ cấu tổ chức và điều hành các đơn vị trực thuộc nhà máy như sau:
Nhà máy sản xuất: bao gồm dây chuyền và các tổ đội sản xuất. Các nhân viên trong xưởng sản xuất phân ra thành nhóm trưởng, công nhân sản xuất.
Bộ phận kỹ thuật: đảm bảo kỹ thuật và vận hành máy móc thiết bị, phân công và theo dõi tiến độ sản xuất. Điều hành là kỹ sư kiêm trưởng bộ phận.
Kho nguyên liệu và thành phẩm: chứa vật tư cho sản xuất và thành phẩm, thực hiện đóng gói, vận chuyển, giao nhận vật tư và hàng hóa. Điều hành kho là thủ
kho và các nhân viên nghiệp vụ như: nhân viên kho, nhân viên bốc xếp, tài xế xe nâng, nhân viên đóng gói.
Ban ISO: trực thuộc phòng quản lý chất lượng của công ty, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và đảm quy trình sản xuất. Cơ cấu tổ chức của ban gồm Trưởng bộ phận ISO của nhà máy và các nhân viên.
Bộ phận cung ứng: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, làm việc với nhà cung cấp để cung ứng vật tư cho sản xuất, quản lý hàng tồn kho, quản lý định mức hàng tồn kho.
Khối sản xuất và kinh doanh thép
Chức năng, nhiệm vụ và điều hành: Mua bán, sản xuất và kinh doanh thép được điều hành bởi phó tổng giám đốc.
Cơ cấu tổ chức của khối: gồm có: Xưởng sản xuất, Ban kỹ thuật, ban ISO, bộ phận cung ứng, kho và cửa hàng kinh doanh thép.
Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận: giống như nhà máy sản xuất cơ khí và cơ điện nêu trên.
Cửa hàng kinh doanh thép: Trưng bày và bán các sản phẩm từ thép như thép tấm, thép cuộn, thép hình, thép xây dựng,… theo nhu cầu đặt hàng. Cửa hàng thép trực thuộc khối kinh doanh thép. Cơ cấu tổ chức của cửa hàng gồm: giám đốc cửa hàng, nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ.
Phòng hành chính và nhân sự
Chức năng và nhiệm vụ công việc hành chính: tổ chức bảo vệ, quản lý tài sản, văn thư lưu trữ, lễ tân, sửa chữa tài sản công cụ văn phòng, tổ chức hội họp…
Chức năng và nhiệm vụ công việc nhân sự: tuyển dụng, chính sách và chế độ nhân sự, tiền lương, tổ chức đào tạo, phát triển đội ngũ nhân sự.
Cơ cấu tổ chức và điều hành: Điều hành phòng là trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên hành chính, nhân sự, tài xế.
Phòng Marketing
Chức năng và nhiệm vụ: phát triển và quản lý thương hiệu, nhãn hiệu, nghiên cứu thị trường, quảng cáo tiếp thị, truyền thông…
Cơ cấu tổ chức và điều hành: trưởng phòng, phó phòng, các trưởng bộ phận thiết kế, quảng cáo truyền thông, thương hiệu và các nhân viên nghiệp vụ.
Phòng nghiên cứu và phát triển
Chức năng và nhiệm vụ: nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu phát triển, cải tiến sản phẩm, thiết kế máy móc thiết bị, công nghệ và quy trình sản xuất. Giám sát và kiểm tra ứng dụng sản xuất, cải tiến sản phẩm.
Cơ cấu tổ chức và điều hành: Trưởng phòng và các chuyên viên, chuyên gia làm công tác nghiên cứu và thiết kế.
Phòng quản lý chất lượng
Chức năng và nhiệm vụ: xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm và các quy trình theo tiêu chuẩn ISO, đảm bảo an toàn trong trong sản xuất và kinh doanh.
Đội Kaizen: tổ chức các chương trình, hoạt động đề xuất ý tưởng mới. Tiếp nhận và phản hồi các ý tưởng mới, ý kiến cải tiến, phản ánh các sai phạm. Nghiên cứu thay đổi phương pháp, lề lối làm việc,…
Cơ cấu tổ chức và điều hành: Tổ chức của phòng gồm có ban ISO tại các nhà máy và đội Kaizen. Điều hành phòng là Trưởng phòng, phó phòng, trưởng bộ phận ISO ở các nhà máy, đội trưởng đội Kaizen và các nhân viên nghiệp vụ
Phòng công nghệ thông tin
Chức năng và nhiệm vụ: quản lý và vận hành hệ thống website, email, mạng nội bộ. Sửa chữa, bảo trị hệ thống máy tính, thiết bị liên quan.
Cơ cấu tổ chức và điều hành: Trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên kỹ thuật tin học.
Phòng kế toán
Chức năng và nhiệm vụ: Quản lý ngân quỹ, lập báo cáo tài chính, kế toán thuế, tính giá thành sản phẩm, hỗ trợ thu nợ.
Cơ cấu tổ chức và điều hành: Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, phó phòng kế toán, kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ, kế toán công nợ, kế toán giá thành. Kế toán thuế.
Phòng kiểm soát nội bộ
Chức năng và nhiệm vụ: Kiểm toán hoạt động và tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính.
Cơ cấu tổ chức và điều hành: Trưởng phòng và chuyên viên kiểm toán.
Phòng kinh doanh nội địa
Chức năng và nhiệm vụ: tổ chức tiếp thị và bán các sản phẩm (loại trừ sản phẩm thép), quản lý hệ thống phân phối, công nợ, đề xuất chính sách kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức và điều hành: trưởng phòng, phó phòng, trưởng bộ phận, nhân viên phân tích kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý bán hàng.
Phòng kinh doanh quốc tế
Chức năng: tổ chức tiếp thị và bán các loại máy móc thiết bị và công cụ phục vụ ở thị trường nước ngoài. Đảm nhận các hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế.
Cơ cấu tổ chức và điều hành: trưởng phòng, phó phòng, trưởng bộ phận, nhân viên phân tích kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý bán hàng, nhân viên xuất nhập khẩu.
Phòng dịch vụ
Chức năng: cầu nối giữa các phòng ban, bộ phận của công ty với nhà máy sản xuất, cụ thể như: theo dõi và báo cáo số liệu hàng tồn kho, theo dõi việc đóng gói sản phẩm và giao hàng, theo dõi tình hình sản xuất các đơn hàng, điều phối việc giao nhận hàng, tiếp nhận và quản lý việc sửa chữa sản phẩm, các ý kiến phản hồi của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức và điều hành: trưởng phòng, phó phòng, các trưởng bộ phận và nhân viên nghiệp vụ.
Showroom – Cửa hàng kinh doanh
Chức năng và nhiệm vụ: trưng bày và bán sản phẩm máy móc công cụ cơ khí và cơ điện.
Cơ cấu tổ chức và điều hành: Cơ cấu tổ chức cửa hàng gồm Giám đốc cửa hàng, nhân viên bán hàng, nhân viên kế toán, bảo vệ.
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CÔNG TY
2.2.1. Môi trường kinh tế
Kinh tế - xã hội Việt Nam trong những diễn ra trong bối cảnhthị trường toàn cầu có những bất ổn,kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu.
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ năm 2011-2015
Stt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
1 Tốc độ tăng trưởng GDP % 5,89 5,25 5,42 5,98 6,68 2 Tỉ lệ lạm phát % 18,13 6,81 6,3 4,09 0,6 3
Tốc độ tăng trưởng khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản % 5,53 5,75 5,43 3,49 2,41 4
Tốc độ tăng trưởng khu vực công
nghiệp và xây dựng % 6,99 5,9 5,43 7,14 9,64 5
Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch
vụ % 6,99 5,9 6,56 5,96 6,33
6
Thu nhập bình quân đầu người (USD/người/năm 1.300 1.540 1.960 2.028 2.109 7 Tổng kim ngạch xuất khẩu (%) 13,6 8,1 8 Tổng kim ngạch nhập khẩu (%) 12,1 12 9
Tổng đầu tư vốn phát triển toàn xã
hội/GDP 32,6
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã chuyển biến tích cực được thể hiện qua các chỉ số vĩ mô tương đối ổn định:
GDP liên tục tăng trong các năm qua: tăng 5.69% ở năm 2011 và tăng 6.68% ở năm 2015. Vốn đầu tư toàn xã hội/GDP là 32.6% tăng 12% so với năm 2014.
Lạm phát được kiểm soát tốt và luôn giữ ở mức thấp (từ lạm phát hai con số 18.13% ở năm 2011 đã giảm còn 4.09% ở năm 2014 và 0.6%/năm ở năm 2015.
Khu vực công nghiệp và xây dựng luôn tăng trưởng cao trong những năm qua, tuy nhiên 2015 Việt Nam vẫn còn nhập siêu.
Hệ thống tài chính, ngân hàng đạt được một số thành công ban đầu nhờ thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để nâng cao tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động: năm 2015 tăng trưởng tín dụng đạt 17,02% so với thời điểm cuối năm 2014, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 13,49%, tổng phương tiện thanh toán tăng 13,6%. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của
hệ thống, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ giá hối đoái bình quân của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ giữ ổn định sau khi biến động mạnh vào giữa tháng 8/2015.
Sự ổn định vĩ mô của môi trường kinh tế là cơ hội cho các thành phần kinh tế Việt Nam nói chung và công ty Hồng Ký nói riêng. Sản phẩm của công ty Hồng Ký thuộc lĩnh vực công nghệ chính xác, phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp và cơ khí. Với tốc độ tăng trưởng cao của vốn đầu tư xã hội, tốc độ tăng trưởng GDP mà đặc biệt là tăng trưởng 9.64% ở khu vực công nghiệp là cơ hội cho công ty mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu.
2.2.2. Hội nhập quốc tế
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) cũng như Cộng đồng kinh tế ASEAN đang giúp cho Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phát triển nhanh, hướng