Đặc điểm hình thể của từng loại sán lá

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 142 - 143)

M H: ồm hút OTH : ống tiêu hóa

3.7.2. Đặc điểm hình thể của từng loại sán lá

3.7.2.1. Sán lá ruột (Fasciolopsis buski)

− Sán lá ruột có màu hơi đỏ, dài và dẹt. Đây là loại sán lớn nhất trong các loại sán lá ký sinh ở ng−ời, chiều dài 20-70 mm, chiều rộng 8-20 mm, chiều dày 0,5-3 mm. Mặt thân có những gai nhỏ xếp thành hàng, nhiều nhất là ở gần hấp khẩu bám.

− Hấp khẩu bám ở sát gần hấp khẩu ăn, hấp khẩu bám to hơn hấp khẩu ăn. ống tiêu hóa có hai nhánh đi tới tận cuối đuôi.

− Tinh hoàn chia nhánh rất nhiều chiếm hết cả phần giữa và phần sau của thân. Tử cung nằm ở phía tr−ớc của thân. Buồng trứng cũng chia nhánh. Trong tử cung có nhiều trứng. Mỗi ngày sán có thể đẻ tới 5.000 trứng.

3.7.2.2. Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)

− Sán lá gan nhỏ màu trắng đục, chiều dài 10-25 mm, chiều rộng 3-4mm, cơ thể không phủ gai.

− Hấp khẩu ăn và hấp khẩu bám ở xa nhau, hấp khẩu bám ở vị trí 1/3 tr−ớc của thân và nhỏ hơn hấp khẩu ăn.

− Tinh hoàn chia nhánh, không chia múi, nằm ở phía sau buồng trứng.

3.7.2.3. Sán lá phổi (Paragonimus westermani)

− Sán có thân dày gần giống nh− hạt cà phê, có một mặt dẹt và một mặt lồi. Kích th−ớc của sán: chiều dài 7-12 mm, chiều ngang 4-5 mm, chiều dày 3,5-5 mm. Sán có màu nâu đỏ.

− Hấp khẩu ăn và hấp khẩu bám có kích th−ớc bằng nhau.

− Buồng trứng to chia thành thuỳ nằm ở hai bên. Tinh hoàn phân nhánh ít. Lỗ sinh dục ở gần hấp khẩu bụng.

Sán lá ruột Sán lá gan nhỏ Sán lá phổi

3.8. Sán dây

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 142 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)