Vi khuẩn lỵ (Shigella)

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 38 - 40)

2.1. Đặc điểm sinh học

2.1.1. Hình thể vμ tính chất bắt mμu

Shigella là trực khuẩn mảnh, dài khoảng 1 - 3μm, rộng 0,5 - 0,6μm, bắt màu Gram âm, không có vỏ, không có lông và không sinh nha bào.

2.1.2. Tính chất nuôi cấy

Shigella là vi khuẩn hiếu kỵ khí tuỳ tiện nh−ng phát triển tốt trong điều kiện hiếu khí, phát triển đ−ợc trên các môi tr−ờng nuôi cấy thông th−ờng, nhiệt độ thích hợp là 37°C. Trong môi tr−ờng lỏng làm đục đều. Trên môi tr−ờng đặc (SS) sau 24 giờ khuẩn lạc có đ−ờng kính khoảng 2mm, tròn, lồi, mặt nhẵn, bờ đều.

2.1.3. Khả năng đề kháng

Khả năng đề kháng của Shigella kém, bị tiêu diệt ở 58°C - 60°C /10 - 30 phút hoặc d−ới ánh nắng 30 phút, trong phenol 5% bị chết ngay.

2.2. Khả năng và cơ chế gây bệnh

Shigella là tác nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn. Chỉ có ng−ời và khỉ mắc bệnh này. Bệnh rất hay gặp ở n−ớc ta, có thể rải rác hoặc gây thành các vụ dịch địa ph−ơng.

Vi khuẩn theo thức ăn n−ớc uống vào đ−ờng tiêu hóa, cũng có thể lây trực tiếp do bàn tay bẩn. Shigella gây tổn th−ơng đại tràng nhờ khả năng xâm nhập và nội độc tố. Nội độc tố gây xung huyết, xuất tiết, tạo thành những ổ loét và mảng hoại tử. Nội độc tố còn tác động lên thần kinh giao cảm gây co thắt và tăng nhu động ruột. Những tác động đó làm bệnh nhân đau bụng quặn, buồn đi ngoài và đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy lẫn máu.

Bệnh lỵ trực khuẩn th−ờng cấp tính. Một tỷ lệ nhỏ có thể trở thành mạn tính, những bệnh nhân này thỉnh thoảng lại bị ỉa chảy và th−ờng xuyên thải vi khuẩn ra ngoài theo phân.

2.3. Ph−ơng pháp lấy bệnh phẩm

Dùng tăm bông lấy phân sau khi bệnh nhân đã đi ngoài ra bô sạch, chỗ phân có nhầy lẫn máu, hoặc lấy trực tiếp từ trực tràng bằng ống thông.

2.4. Phòng và điều trị

2.4.1. Phòng bệnh

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu: vệ sinh ăn uống, sử dụng n−ớc sạch, quản lý và xử lý phân, diệt ruồi; chẩn đoán sớm và cách ly bệnh nhân.

2.4.2. Điều trị

Shigella là một trong các vi khuẩn có tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao, vì vậy phải làm kháng sinh đồ, chọn kháng sinh thích hợp để điều trị.

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)