Lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae)

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 33 - 37)

5.1. Đặc điểm sinh học

5.1.1. Hình thể vμ tính chất bắt mầu

Vi khuẩn lậu là những song cầu hình hạt cà phê hai mặt úp vào nhau, bắt màu Gram âm (giống não mô cầu). Trong các tr−ờng hợp lậu điển hình, vi khuẩn lậu th−ờng nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân trung tính bị phá huỷ. Trong tr−ờng hợp lậu mạn tính, vi khuẩn phần lớn nằm ngoài tế bào. Kích th−ớc khoảng 1 μm

5.1.2. Nuôi cấy

Vi khuẩn lậu khó nuôi cấy. Khi ra khỏi cơ thể, vi khuẩn lậu rất dễ chết. Vi khuẩn lậu không phát triển đ−ợc trong các môi tr−ờng thông th−ờng mà đòi hỏi giầu chất dinh d−ỡng nh− máu, huyết thanh và các yếu tố dinh d−ỡng khác. Các môi tr−ờng đ−ợc sử dụng là thạch chocolat, Martin - Thayer, Martin - Lewis. Điều kiện nuôi cấy: Vi khuẩn lậu đòi hỏi khí tr−ờng 3-10% CO2, ở 35-37°C với 70% độ ẩm, pH 7,3.

Hình dạng khuẩn lạc: Sau 24 giờ kích th−ớc khuẩn lạc từ 0,4 - 1 mm, xám trắng, mờ đục, lồi, lấp lánh sáng. Nếu để 48 - 72 giờ, khuẩn lạc tới 3 mm.

5.1.3. Sức đề kháng

Vi khuẩn lậu dễ bị bất hoạt khi ở điều kiện ngoài tế bào: 55°C vi khuẩn lậu chết sau 5 phút; trong điều kiện khô và giầu oxy, vi khuẩn lậu chết sau 1 - 2 giờ. Nhiệt độ lạnh và khô, vi khuẩn lậu chết nhanh, do vậy không bao giờ giữ bệnh phẩm ở điều kiện lạnh.

Với hóa chất: phenol 1%, mercuric chloric 0,01%, formol 0,1%, sublime 0,1% vi khuẩn chết sau 1- 5 phút tiếp xúc.

5.2. Khả năng gây bệnh

Vi khuẩn lậu gây bệnh lậu cho ng−ời ở mọi lứa tuổi. Bệnh liên quan chặt chẽ với hoạt động tình dục.

Viêm niệu đạo: cho cả nam và nữ. Triệu chứng điển hình là đái mủ, đái khó, chảy mủ niệu đạo. ở phụ nữ, triệu chứng phức tạp hơn: tiết dịch niệu đạo, âm đạo. Vị trí bệnh ở phụ nữ th−ờng ở cổ tử cung, tuyến Skene, tuyến Bartholin, có khi tới cả tử cung, vòi trứng, buồng trứng.

Viêm trực tràng: th−ờng gặp ở những ng−ời đồng tính luyến ái nam. Triệu chứng viêm trực tràng do lậu th−ờng không điển hình.

Nhiễm lậu cầu ở họng: gặp ở đồng tính luyến ái cả hai giới hoặc khác giới.

Bệnh lậu ở trẻ em: th−ờng biểu hiện lậu ở mắt do lây vi khuẩn từ mẹ trong thời kỳ chu sinh, phổ biến nhất là chảy mủ kết mạc sau đẻ 1-7 ngày. Nếu không đ−ợc điều trị kịp thời, có thể dẫn tới mù.

5.3. Ph−ơng pháp lấy bệnh phẩm

Nên lấy bệnh phẩm vào các buổi sáng tr−ớc khi đi tiểu

Nam giới: lấy mủ ở quy đầu bằng tăm bông, kết hợp với nặn niệu đạo. Nữ giới: lấy mủ dịch ở cổ tử cung, mủ ở túi cùng âm đạo.

5.4. Phòng bệnh và điều trị

5.4.1. Phòng bệnh

Chủ yếu là giải quyết nạn mại dâm. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, cần điều trị triệt để cho ng−ời bệnh nhất là phụ nữ có thai để tránh lây sang trẻ sơ sinh.

5.4.2. Điều trị

Cần phải làm kháng sinh đồ, lựa chọn kháng sinh thích hợp cho việc điều trị bệnh. Có thể dùng ceftriaxon và cefotaxim để điều trị.

Tự L−ợng giá

* Trả lời ngắn gọn các câu hỏi từ 1 đến 10

1. Ba loại bệnh th−ờng gặp ở ng−ời do tụ cầu vàng là: A...

B... C...

2. Ba loại bệnh th−ờng gặp ở ng−ời do liên cầu là: A...

B... C...

3. Hai bệnh th−ờng gặp ở ng−ời do não mô cầu là A...

B...

4. Kể ba vị trí vi khuẩn lậu th−ờng gây bệnh ở ng−ời A...

B... C...

5. Tụ cầu là cầu khuẩn đứng với nhau thành...A...bắt màu...B... 6. Liên cầu là cầu khuẩn đứng với nhau thành...A...bắt màu ...B... 7. Phế cầu có hình …..A…. , khi nhuộm Gram bắt màu….B…

8. Phế cầu th−ờng c− trú ở...

9. Não mô cầu phát triển thích hợp ở khí tr−ờng... 10. Lậu cầu là song cầu hình...A..., bắt màu...B...

* Phân biệt đúng sai các câu từ 11 đến 20 bằng cách đánh dấu vào ô Đ cho câu đúng, ô S cho câu sai

TT Nội dung Đ S

11 Tụ cầu không di động, không sinh nha bào và th−ờng không

có vỏ

12 Lấy bệnh phẩm từ mủ ta có thể phân lập đ−ợc tụ cầu 13 Liên cầu nhóm A th−ờng c− trú ở họng miệng 14 Liên cầu phát triển làm đục môi tr−ờng canh thang 15 Phế cầu th−ờng gây bệnh viêm phổi ở trẻ em 16 Có thể dùng vacxin để phòng bệnh do phế cầu 17 Não mô cầu là song cầu hình hạt cà phê

18 Khi nhuộm Gram não mô cầu bắt mầu Gram (+)

19 Lậu cầu phát triển thích hợp ở khí tr−ờng có 3-10% CO2 20 Vi khuẩn lậu chỉ gây bệnh cho ng−ời tr−ởng thành

* Khoanh tròn vào chữ cái đầu cho ý trả lời đúng nhất từ câu 21 đến 25

21. Bệnh phẩm dùng để xét nghiệm chẩn đoán tụ cầu là: A. N−ớc súc họng

C. N−ớc não tuỷ D. Phân

E. Đờm

22. Để xét nghiệm chẩn đoán liên cầu, có thể lấy bệnh phẩm từ: A. N−ớc súc họng

B. Chất ngoáy họng miệng C. N−ớc não tuỷ

D. Đờm E. Phân

23. Để xét nghiệm chẩn đoán phế cầu, có thể lấy bệnh phẩm từ: A. N−ớc súc họng

B. Chất ngoáy họng miệng C. Chất ngoáy họng mũi D. Phân

E. Đờm

24. Bệnh phẩm dùng để xét nghiệm chẩn đoán não mô cầu là: A. N−ớc súc họng

B. Mủ

C. N−ớc não tuỷ D. Phân

E. Đờm

25. Bệnh phẩm dùng để xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn lậu là: A. N−ớc súc họng

B. Mủ

C. N−ớc não tuỷ D. Phân

Bài 3

Vi khuẩn: th−ơng hμn, lỵ, tả, lao, giang mai

Mục tiêu

1. Mô tả đ−ợc đặc điểm sinh học chính của các vi khuẩn: th−ơng hàn, lỵ, tả, lao và giang mai.

2. Trình bày đ−ợc khả năng gây bệnh của các vi khuẩn: th−ơng hàn, lỵ, tả, lao và giang mai

3. Trình bầy đ−ợc ph−ơng pháp lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm chẩn đoán các vi khuẩn: th−ơng hàn, lỵ, tả, lao và giang mai

4. Nêu đ−ợc nguyên tắc phòng và điều trị bệnh th−ơng hàn, lỵ, tả, lao và giang mai.

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 33 - 37)