Tụ cầu
1.1. Đặc điểm sinh học
1.1.1. Hình thể vμ tính chất bắt mμu
Tụ cầu có nhiều loài, trong đó tụ cầu vàng là một loài có vai trò quan trọng trong y học, th−ờng hay gây bệnh cho ng−ời. Chúng là những cầu khuẩn, có đ−ờng kính từ 0,8 - 1,0 μm và tụ với nhau thành từng đám, bắt màu Gram d−ơng, không có lông, không sinh nha bào, th−ờng không có vỏ.
1.1.2. Nuôi cấy
Tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy, phát triển đ−ợc ở nhiệt độ 10 - 45oC và nồng độ muối cao tới 10%. Thích hợp đ−ợc ở điều kiện hiếu và kỵ khí.
− Trên môi tr−ờng thạch th−ờng, tụ cầu vàng tạo thành khuẩn lạc S, đ−ờng kính 1 - 2 mm, nhẵn, khuẩn lạc th−ờng có màu vàng chanh.
− Trên môi tr−ờng thạch máu, tụ cầu vàng phát triển nhanh, tạo tan máu hoàn toàn.
− Trong môi tr−ờng canh thang: tụ cầu vàng làm đục môi tr−ờng, để lâu nó có thể lắng cặn.
1.1.3. Khả năng đề kháng
Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không có nha bào khác. Nó bị diệt ở 80oC trong một giờ. Tụ cầu vàng cũng có thể gây bệnh sau một thời gian dài tồn tại ở môi tr−ờng.
1.2. Khả năng gây bệnh
Tụ cầu vàng th−ờng ký sinh ở mũi họng và có thể cả ở da, là vi khuẩn gây bệnh th−ờng gặp nhất và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau. Các bệnh th−ờng gặp là:
1.2.1. Nhiễm khuẩn ngoμi da
Gây nên các nhiễm khuẩn sinh mủ: mụn nhọt, đầu đinh, các ổ áp xe, đinh râu...
1.2.2. Nhiễm khuẩn huyết
Tụ cầu vàng là vi khuẩn th−ờng gây nhiễm khuẩn huyết nhất.
1.2.3. Viêm phổi
Viêm phổi do tụ cầu vàng th−ờng xảy ra sau viêm đ−ờng hô hấp do virus (nh− cúm) hoặc sau nhiễm khuẩn huyết. Tuy vậy cũng có viêm phổi tiên phát do tụ cầu vàng, ở trẻ em hoặc những ng−ời suy yếu.
1.2.4. Nhiễm độc thức ăn vμ viêm ruột cấp
Ngộ độc thức ăn tụ cầu có thể do ăn uống phải độc tố ruột của tụ cầu, hoặc do tụ cầu vàng vốn c− trú ở đ−ờng ruột chiếm −u thế về số l−ợng.
1.3. Ph−ơng pháp lấy bệnh phẩm
Dùng tăm bông lấy mủ ở các mụn nhọt, vết th−ơng hở có mủ, chất nôn, thức ăn... Dùng bơm tiêm lấy mủ ở ổ kín, lấy máu của những bệnh nhân nhiễm trùng huyết. Bệnh phẩm đ−ợc bảo quản chu đáo đ−a về phòng xét nghiệm.
1.4. Phòng bệnh và điều trị
1.4.1. Phòng bệnh
Phòng bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu chủ yếu là vệ sinh môi tr−ờng, quần áo và thân thể vì tụ cầu có rất nhiều ở những nơi này. Đặc biệt là vệ sinh môi tr−ờng bệnh viện để chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
1.4.2. Điều trị
Làm kháng sinh đồ, chọn kháng sinh thích hợp để điều trị
Dùng vacxin gây miễn dịch chống tụ cầu vàng cũng là một biện pháp cần thiết ở những bệnh nhân dùng kháng sinh ít kết quả.