Nghiên cứu dịch tễ liên quan là một trong những nội dung quan trọng nhất của ký sinh trùng học nhất là trong phòng chống bệnh ký sinh trùng.
7.1. Nguồn chứa / mang mầm bệnh
Mầm bệnh có thể có trong vật chủ, sinh vật truyền bệnh, các ổ bệnh hoang dại, xác súc vật, phân, chất thải, đất, n−ớc, rau cỏ, thực phẩm...
7.2. Đ−ờng ký sinh trùng thải ra môi tr−ờng hoặc vào vật khác
Ký sinh trùng ra ngoại cảnh, môi tr−ờng hoặc vào vật chủ khác bằng nhiều cách. − Qua phân nh− nhiều loại giun sán (giun đũa, giun tóc, giun móc…)
− Qua da nh− nấm gây bệnh hắc lào …
− Qua máu, từ máu qua sinh vật trung gian nh− ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ. − Qua dịch tiết từ vết lở loét nh− ấu trùng giun chỉ Onchocerca volvulus, qua
súc vật nh− sán Echinococcus granulosus.
− Qua n−ớc tiểu nh− trứng sán máng Schistosoma haematobium.
7.3. Đ−ờng xâm nhập của ký sinh trùng vào vật chủ, sinh vật
Ký sinh trùng vào cơ thể vật chủ bằng nhiều đ−ờng khác nhau.
− Đ−ờng tiêu hóa qua miệng. Hầu hết mầm bệnh giun sán, đơn bào đ−ờng tiêu hóa đều vào cơ thể qua miệng nh− giun đũa, giun tóc, sán lá gan, amip... − Đ−ờng tiêu hóa qua hậu môn nh− ấu trùng giun kim.
− Đ−ờng da rồi vào máu nh− ký sinh trùng sốt rét, ấu trùng giun chỉ… − Đ−ờng da rồi ký sinh ở da hoặc tổ chức d−ới da nh− nấm da, ghẻ − Đ−ờng hô hấp nh− nấm hoặc trứng giun.
− Đ−ờng nhau thai nh− bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh hoặc ký sinh trùng sốt rét.
− Đ−ờng sinh dục nh− trùng roi Trichomonas vaginalis.
7.4. Khối cảm thụ
Khối cảm thụ là một trong các mắt xích có tính quyết định trong dịch tễ học bệnh ký sinh trùng.
− Tuổi: hầu hết các bệnh ký sinh trùng mọi lứa tuổi có thể nhiễm nh− nhau. − Giới: nhìn chung cũng không có sự khác nhau về nhiễm ký sinh trùng do
giới trừ một vài bệnh nh− trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis thì nữ nhiễm nhiều hơn nam một cách rõ rệt.
− Nghề nghiệp: do đặc điểm ký sinh trùng liên quan mật thiết với sinh địa cảnh tập quán... nên trong bệnh ký sinh trùng thì tính chất nghề nghiệp rất rõ rệt ở một số bệnh. Nh− sốt rét ở ng−ời làm nghề rừng, khai thác mỏ ở vùng rừng núi. Giun móc ở nông dân trồng hoa, rau màu.
− Cơ địa: tình trạng cơ địa / thể trạng của mỗi cá thể cũng có ảnh h−ởng tới nhiễm ký sinh trùng nhiều hay ít.
− Khả năng miễn dịch: trừ vài bệnh còn nhìn chung khả năng tạo miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trong các bệnh ký sinh trùng không mạnh mẽ, không chắc chắn. Tuy nhiên, ng−ời bị nhiễm HIV/ AIDS dễ bị nhiễm trùng cơ hội Toxoplasma gondii, nấm Aspergillus sp.
7.5. Môi tr−ờng
Môi tr−ờng (đất, n−ớc, thổ nh−ỡng, khu hệ động vật, khu hệ thực vật, không khí,..) đều ảnh h−ởng quan trọng đến sự phát triển của ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng. Nhìn chung khung cảnh địa lý và thổ nh−ỡng phong phú, khu hệ động - thực vật phát triển thì khu hệ ký sinh trùng phát triển.
Ngoài môi tr−ờng tự nhiên thì môi tr−ờng do con ng−ời tạo ra nh− bản làng, đô thị, đ−ờng giao thông, công trình thuỷ lợi, rác và phế thải, khu công nghiệp... cũng có ảnh h−ởng rất lớn tới mật độ và phân bố của ký sinh trùng.
7.6. Thời tiết khí hậu
Là những sinh vật, lại có thể có những giai đoạn sống và phát triển ở ngoại cảnh hoặc sống tự do ở ngoại cảnh nên ký sinh trùng chịu tác động rất lớn của thời tiết khí hậu. Nhìn chung khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới, nóng ẩm, m−a nhiều thì khu hệ ký sinh trùng phong phú, bệnh ký sinh trùng phổ biến.
7.7. Các yếu tố kinh tế - văn hóa - x∙ hội
Có thể nói rất nhiều bệnh ký sinh trùng là bệnh xã hội, bệnh của ng−ời nghèo, bệnh của sự lạc hậu, bệnh của mê tín - dị đoan.
Kinh tế, văn hóa, nền giáo dục, phong tục - tập quán, dân trí, giao thông, hệ thống chính trị, hệ thống y tế, chiến tranh - hoà bình, mức ổn định xã hội ... đều có tính quyết định đến ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.
7.8. Tình hình ký sinh trùng ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới với khá đầy đủ về đặc điểm địa hình thời tiết, khí hậu nhiệt đới, khu hệ động thực vật rất phong phú,... về mặt kinh tế - xã hội cũng chỉ là n−ớc đang phát triển, dân trí nói chung còn thấp ở nhiều bộ phận dân chúng, phong tục tập quán ở nhiều vùng còn lạc hậu nên nhìn chung ký sinh trùng và nhiều bệnh ký sinh trùng vẫn còn rất phổ biến.
Việt Nam có hầu hết các loại ký sinh trùng đã đ−ợc mô tả trên thế giới, mức phổ biến khác nhau. Hàng đầu là các bệnh giun sán: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi, giun chỉ. Khoảng 70 - 80% ng−ời dân nhiễm ít nhất một loại giun sán nào đó. Hai phần ba diện tích đất đai, trên một phần ba dân số nằm trong vùng sốt rét l−u hành làm cho n−ớc ta nằm trong vùng sốt rét nặng của thế giới, hàng năm vẫn còn rất nhiều ng−ời bị bệnh sốt rét. Các bệnh đơn bào nh− amip, trùng roi đ−ờng tiêu hóa và sinh dục cũng phổ biến tại một số nơi.