Hiện t−ợng ký sinh, Ký sinh trùng, vật chủ vμ chu kỳ

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 69 - 72)

1.1. Hiện t−ợng ký sinh

Trong quá trình ký sinh, thức ăn mà ký sinh trùng chiếm rất khác nhau, có thể là thức ăn đang tiêu hóa hoặc thức ăn đã thành sinh chất của vật chủ nh− máu…

1.2. Ký sinh trùng

Là những sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Thí dụ: giun móc hút máu ở thành ruột ng−ời.

Tuỳ từng loại ký sinh trùng mà hiện t−ợng ký sinh có khác nhau:

− Ký sinh trùng ký sinh vĩnh viễn: suốt đời sống trên/sống trong vật chủ. Thí dụ: giun đũa sống trong ruột ng−ời.

− Ký sinh trùng ký sinh tạm thời: khi cần thức ăn/sinh chất thì bám vào vật chủ để chiếm sinh chất. Thí dụ: muỗi đốt ng−ời khi muỗi đói.

Tuỳ vị trí ký sinh ng−ời ta còn chia ra:

− Nội ký sinh trùng: là những ký sinh trùng sống sâu trong cơ thể. Thí dụ: giun sán sống trong ruột ng−ời.

− Ngoại ký sinh trùng: là những ký sinh trùng sống ở da, tóc móng. Thí dụ: nấm sống ở da.

Xét về tính đặc hiệu ký sinh trên vật chủ có thể chia ra:

− Ký sinh trùng đơn thực: là những ký sinh trùng chỉ sống trên một loại vật chủ. Thí dụ: giun đũa ng−ời (Ascaris lumbricoides) chỉ sống trên ng−ời. − Ký sinh trùng đa thực: là những ký sinh trùng sống trên nhiều loại vật chủ

khác nhau. Thí dụ: sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) có thể sống ở ng−ời hoặc mèo.

− Ký sinh trùng lạc vật chủ: là những ký sinh trùng có thể sống trên vật chủ bất th−ờng, nh− cá biệt ng−ời có thể nhiễm giun đũa lợn.

Để tránh nhầm lẫn trong chẩn đoán cần phân biệt:

− Ký sinh trùng thật: đó là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh.

− Ký sinh trùng giả: sinh vật, chất thải (nhìn giống ký sinh trùng)... lẫn trong bệnh phẩm.

1.3. Vật chủ

Là những sinh vật bị ký sinh, nghĩa là bị ký sinh trùng chiếm sinh chất nh−ng cần phân biệt vật chủ chính và vật chủ phụ.

− Vật chủ chính: là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn tr−ởng thành hoặc có khả năng sinh sản hữu giới. Thí dụ: muỗi là vật chủ chính trong chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét, ng−ời là vật chủ chính trong bệnh sán lá gan.

− Vật chủ phụ: là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng hoặc ch−a tr−ởng thành. Thí dụ: cá mang ấu trùng của sán lá gan.

Về mặt vật chủ còn có khái niệm khác nh−:

− Vật chủ trung gian: là vật chủ mà qua đó ký sinh trùng phát triển một thời gian tới một mức nào đó thì mới có khả năng phát triển ở ng−ời và gây bệnh cho ng−ời. Vật chủ trung gian có thể là vật chủ chính nh− muỗi trong chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét, có thể là vật chủ phụ nh− muỗi trong chu kỳ của giun chỉ bạch huyết.

Cần phân biệt vật chủ trung gian với sinh vật trung gian truyền bệnh, nh− ruồi nhà là sinh vật truyền rất nhiều mầm bệnh ký sinh trùng nh− giun sán, amíp, nh−ng ruồi nhà chỉ là sinh vật trung gian truyền bệnh, không phải là vật chủ.

1.4. Chu kỳ

Là toàn bộ quá trình phát triển của ký sinh trùng từ giai đoạn non nh− trứng hoặc ấu trùng đến khi tr−ởng thành hoặc có khả năng sinh sản hữu giới.

Tuỳ từng loại ký sinh trùng mà chu kỳ có thể khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp/qua một hay nhiều vật chủ, nh−ng khái quát chúng ta có thể chia thành 2 loại:

− Chu kỳ đơn giản: là chu kỳ chỉ cần một vật chủ. Thí dụ: chu kỳ của giun đũa ng−ời (Ascaris lumbricoides) chỉ có một vật chủ là ng−ời.

− Chu kỳ phức tạp: là chu kỳ cần từ 2 vật chủ trở lên mới có khả năng khép kín chu kỳ. Thí dụ: chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét cần 2 vật chủ là ng−ời và muỗi có khả năng truyền bệnh sốt rét.

Ngoài ra một số loại chu kỳ cần phải có giai đoạn phát triển ngoại cảnh / ngoại giới, nh− chu kỳ của giun đũa, giun tóc, giun móc...

Để nhìn tổng thể ta có thể phân hầu hết các loại chu kỳ thành 5 loại nh− sau: − Kiểu chu kỳ 1: thí dụ chu kỳ của giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc

(Trichuris trichuira).

− Kiểu chu kỳ 2: thí dụ chu kỳ của sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis), sán lá phổi (Paragonimus westermani), sán dây (Taenia) ...

− Kiểu chu kỳ 3: thí dụ chu kỳ của sán máng (Schitosoma), sán lá ruột (Fasciolopsis buski) ...

− Kiểu chu kỳ 4: thí dụ chu kỳ của trùng roi đ−ờng máu (Trypanosoma cruzi). − Kiểu chu kỳ 5: thí dụ chu kỳ của giun chỉ, ký sinh trùng sốt rét.

Ngoài ra còn một kiểu chu kỳ đặc biệt, đơn giản nhất là ký sinh trùng chỉ ở vật chủ và do tiếp xúc sẽ sang một vật chủ mới: thí dụ nh− ký sinh trùng ghẻ lây do tiếp xúc, trùng roi âm đạo lây qua giao hợp.

Vật chủ trung gian Ng−ời Vật chủ trung gian Ngoại giới Ngoại giới Ngoại giới Ngoại giới Ngoại giới Vật chủ trung gian Vật chủ trung gian 5 4 3 2 1

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)