Phế cầu (Streptococcus pneumoniae)

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 30 - 32)

3.1. Đặc điểm sinh học

3.1.1. Hình thể vμ tính chất bắt mμu

Phế cầu là những cầu khuẩn dạng ngọn nến, th−ờng xếp thành đôi, ít khi đứng riêng lẻ, đ−ờng kính khoảng 0,5-1,25μm. Gram d−ơng, không di động, không sinh nha bào, trong bệnh phẩm hay trong môi tr−ờng nhiều albumin thì có vỏ.

Streptococcus pneumoniae

3.1.2. Tính chất nuôi cấy

Vi khuẩn thích hợp ở 37oC, hiếu khí và kỵ khí tuỳ tiện. Vi khuẩn mọc dễ dàng trong các môi tr−ờng có nhiều chất dinh d−ỡng. Trên thạch máu, khuẩn lạc tròn, lồi, bóng, trong nh− giọt s−ơng, xung quanh có vòng tan máu týp α. Những khuẩn lạc của phế cầu có vỏ th−ờng lớn, hơi nhầy và có màu xám nhẹ. Có thể có dạng khuẩn lạc trung gian M.

3.1.3. Sức đề kháng

Dễ bị tiêu diệt bởi hóa chất thông th−ờng và nhiệt độ (60oC/30 phút). Nhiệt độ giữ chủng thích hợp là 18 oC - 30oC.

3.2. Khả năng gây bệnh

Phế cầu có thể gây nên bệnh viêm đ−ờng hô hấp, điển hình là viêm phổi.

Viêm phổi do phế cầu th−ờng xảy ra sau khi đ−ờng hô hấp bị th−ơng tổn do nhiễm virus (nh− virus cúm) hoặc do hóa chất.

Ngoài ra, phế cầu còn gây viêm tai, viêm xoang, viêm họng, viêm màng não, viêm màng bụng, màng tim, viêm thận, viêm tinh hoàn, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não ở trẻ em

3.3. Ph−ơng pháp lấy bệnh phẩm

Bệnh phẩm có thể lấy từ họng mũi bằng tăm bông mềm hoặc máu (nếu nghi nhiễm khuẩn huyết) hoặc chất hút từ phổi...

3.4. Phòng bệnh và điều trị

3.4.1. Phòng bệnh

Phòng bệnh chung bằng cách cách ly bệnh nhân.

Phòng bệnh đặc hiệu bằng vacxin polysaccharid của vỏ phế cầu có tác dụng ngăn cản những nhiễm phế cầu nặng (viêm màng não mủ, hoặc nhiễm khuẩn huyết).

3.4.2. Điều trị

Nói chung phế cầu vẫn còn nhậy cảm với các kháng sinh thông th−ờng. Ng−ời ta th−ờng dùng penicillin hoặc cephalosporin để điều trị.

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 30 - 32)