Hình thể giun sán tr−ởng thμnh vμ ấu trùng giun sán th−ờng gặp

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 139 - 141)

3.1. Giun đũa (Ascaris lumbricoides)

Giun đũa có màu trắng hoặc hơi hồng. Thân hình ống, thon hai đầu. Giun cái dài 20-25cm, đ−ờng kính trung bình 5 - 6mm. Giun đực dài 15-17cm, đ−ờng kính 3-4 mm.

− Đầu giun thuôn nhỏ, có ba môi xếp cân đối (một môi l−ng và hai môi bụng).

− Thân giun đ−ợc bao bọc bởi lớp vỏ cứng, ở vỏ cứng chia thành từng ngấn vòng quanh từ đầu đến đuôi.

− Đuôi: phần đuôi nhọn hơn phần đầu gần cuối đuôi sát về phía bụng là lỗ hậu môn. Lỗ hậu môn ở con đực cũng là lỗ phóng tinh. Con đực th−ờng thấy đôi gai giao hợp ở lỗ hậu môn. Con cái lỗ đẻ ở 1/3 tr−ớc của thân.

Giun đũa tr−ởng thành

3.2. Giun tóc (Trichuris trichiura)

− Giun tóc có màu hồng nhạt, thân chia làm hai phần: Phần đầu mảnh dài nh− sợi tóc. Phần đuôi ngắn và to chiếm 1/4 thân.

− Con đực dài 30- 40mm, đuôi cong, cuối đuôi có một gai sinh dục.

− Con cái dài 30-50mm, đuôi thẳng.

3.3. Giun móc (Ancylostoma duodenale)

Bao miệng của giun móc

Giun màu trắng hoặc hồng. Con cái dài 10-13mm, đ−ờng kính thân 0,6mm. Con đực 8-11mm, đ−ờng kính thân 0,5 mm. Đầu giun móc có bao miệng, có bốn răng nhọn bố trí hai bên cân đối, mỗi bên một đôi. Đuôi giun đực xoè ra nh− hình chân ếch, đuôi giun cái thẳng và nhọn.

3.4. Giun mỏ (Necator americanus)

Nhìn đại thể giun mỏ khó phân biệt với giun móc, nh−ng nếu quan sát chi tiết ta có thể căn cứ vào: giun mỏ miệng tròn, hơi nhỏ hơn, không có móc mà thay vào vị trí đó là những răng tù.

3.5. Giun kim (Enterobius vermicularis)

Giun kim tr−ởng thành

− Giun kim là loại giun ống có kích th−ớc bé, màu trắng, hai đầu nhọn, miệng gồm 3 môi.

− Phần cuối thực quản có ụ phình, đây là đặc điểm quan trọng để nhận biết giun kim.

− Giun cái dài 9-12mm, giun đực dài 3-5mm. Đ−ờng kính lớn nhất của thân giun cái khoảng 0,5mm, giun đực khoảng 0,2 mm.

− Đuôi giun cái dài và nhọn, lỗ sinh dục cái ở nửa tr−ớc của thân. Đuôi giun đực cong và gập về bụng, cuối đuôi th−ờng có một gai sinh dục lòi ra ngoài.

3.6. Giun chỉ bạch huyết

ở Việt Nam th−ờng gặp 2 loại giun chỉ ký sinh ở ng−ời: Wuchereria bancrofti, Brugia malayi. Bệnh phẩm xét nghiệm là máu ngoại vi lấy về ban đêm

3.6.1 Hình thể ấu trùng

Để phân biệt về mặt hình thể ấu trùng của hai loại giun chỉ trên ta có thể dựa vào những đặc điểm ở bảng sau:

Đặc điểm W. bancrofti B. malayi

Kích th−ớc Dài khoảng 260 mcm Dài khoảng 220 mcm Màng bao Dài hơn thân ít Dài hơn thân nhiều

Đầu Có một gai Có hai gai

Hạt nhiễm sắc ít và rõ ràng Không rõ

Hạch phía đuôi Không đi tới đoạn đuôi, th−a thớt. Đến tận đuôi, dày đặc

Hình thể ấu trùng giun chỉ Wuchreria bancrofti Hình thể ấu trùng giun chỉ Brugia malay

A. ấu trùng A. ấu trùng

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)