Virus cúm (Influenza virus)

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 52 - 53)

2.1. Đặc điểm sinh học

2.1.1. Cấu trúc

D−ới kính hiển vi điện tử virus cúm hình cầu, cấu trúc đối xứng hình xoắn, có vỏ bao ngoài, chứa ARN, đ−ờng kính khoảng 100-120 nm. Vỏ bao ngoài của virus cúm đ−ợc cấu tạo bởi lớp lipid, có các kháng nguyên hemaglutinin (H) và neuraminidase (N). Hai kháng nguyên H và N là kháng nguyên đặc hiệu của từng thứ týp virus, hay thay đổi và có khả năng ng−ng kết hồng cầu động vật.

Các virus cúm đ−ợc phân chia thành 3 týp khác nhau A, B, C do một số cấu trúc kháng nguyên bề mặt khác nhau, nh−ng phần lớn có cấu trúc kháng nguyên giống nhau.

2.1.2. Nuôi cấy

Có thể nuôi cấy virus cúm vào tế bào th−ờng trực Vero, tế bào nguyên phát thận khỉ và phôi ng−ời. Cũng có thể nuôi cấy virus cúm vào bào thai hoặc khoang niệu đệm trứng gà ấp 8-11 ngày.

2.1.3. Khả năng đề kháng

Virus cúm t−ơng đối vững bền với nhiệt độ: ở 0°C đến 4°C, sống đ−ợc vài tuần; ở -20°C và đông khô virus cúm sống hàng năm, vững bền ở pH 4-9. Tuy vậy virus cúm cũng bị bất hoạt ở 56°C/30 phút, trong các dung môi hoà tan lipid: ether, β- propiolacton, formol,... và tia cực tím.

2.2. Khả năng gây bệnh

Virus cúm lan truyền từ ng−ời sang ng−ời qua đ−ờng hô hấp. Bệnh th−ờng xảy ra vào mùa đông xuân từ tháng giêng đến tháng 4. Virus cúm týp A th−ờng gây đại dịch với chu kỳ 7 đến 10 năm; cúm týp B th−ờng chỉ gây dịch nhỏ hơn với chu kỳ 5 đến 7 năm.

Sau thời gian ủ bệnh từ 1 đến 5 ngày, biểu hiện triệu chứng lâm sàng: sốt nhẹ, hắt hơi, đau đầu, ho, xuất tiết nhiều lần. Với trẻ em nhỏ có thể sốt cao, co giật. Những biến chứng của bệnh cúm là: viêm tai, viêm phổi, thậm chí viêm não dẫn tới tử vong. Khi mắc bệnh cúm th−ờng kèm theo bội nhiễm đ−ờng hô hấp do vi khuẩn, nên bệnh nặng lên gấp bội.

2.3. Ph−ơng pháp lấy bệnh phẩm

Bệnh phẩm đ−ợc lấy vào những ngày đầu của bệnh, dùng ống hút, hút n−ớc xuất tiết đ−ờng mũi họng.

2.4. Phòng và điều trị

2.4.1. Phòng bệnh

Trong vụ dịch có thể dùng amantadin hydrochlorid để phòng bệnh có hiệu quả, nhất là với cúm A. Cũng có thể dùng Interferon để phòng bệnh cúm.

Tiêm phòng: vacxin virus bất hoạt týp A và týp B đ−ợc sử dụng cho những ng−ời kháng thể âm tính. Tuy vậy, kháng thể đ−ợc hình thành chỉ kháng lại virus vacxin, không miễn dịch chéo với thứ týp mới.

2.4.2. Điều trị

Hiện nay ch−a có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tăng sức đề kháng.

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 52 - 53)