Ký sinh vμ bệnh ký sinh trùng

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 74 - 76)

4.1. Các yếu tố ảnh h−ởng tới hiện t−ợng ký sinh và bệnh ký sinh trùng

Trong quá trình sống ký sinh trên vật chủ bao giờ cũng có tác động, phản ứng qua lại giữa ký sinh trùng và vật chủ. Tác động này tuỳ thuộc vào:

− Loại ký sinh trùng.

− Số l−ợng ký sinh trùng ký sinh. − Tính di chuyển của ký sinh trùng.

− Phản ứng của vật chủ chống lại hiện t−ợng ký sinh.

4.2. Tác hại của ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng

4.2.1. Tác hại về dinh dỡng, sinh chất

Sinh vật sống ký sinh đồng nghĩa với vật chủ bị mất sinh chất. Mức độ mất sinh chất của vật chủ tuỳ thuộc vào:

− Kích th−ớc, độ lớn của ký sinh trùng. − Số l−ợng ký sinh trùng ký sinh.

− Loại sinh chất, thức ăn mà ký sinh trùng chiếm. − Ph−ơng thức chiếm thức ăn của ký sinh trùng. − Tuổi thọ của ký sinh trùng.

− Rối loạn tiêu hóa do hiện t−ợng ký sinh (nh− tr−ờng hợp bị giun kim).

− Độc tố của ký sinh trùng gây nhiễm độc cơ quan tiêu hóa tạo huyết (giun móc).

4.2.2. Tác hại tại chỗ, tại vị trí ký sinh

− Gây đau, viêm loét nh− giun tóc, giun móc... − Gây dị ứng, ngứa nh− muỗi, dĩn đốt.

− Gây tắc nh− giun đũa, sán lá gan trong ống mật, giun chỉ trong bạch huyết. − Gây chèn ép, kích thích tại chỗ và lan toả nh− ấu trùng sán lợn …

4.2.3. Tác hại do nhiễm các chất gây độc

Trong quá trình sống ký sinh và phát triển trên vật chủ, ký sinh trùng có nhiều quá trình chuyển hóa. Sản phẩm của quá trình này có thể gây viêm, phù nề, dị ứng, nhiễm độc tại chỗ hoặc toàn thân. Nh− có ng−ời nhiễm giun đũa tuy ít nh−ng rất đau bụng và ngứa do một số chất (Ascaron) từ giun đũa tiết ra. Chất độc của giun móc có thể ức chế cơ quan tạo huyết ở tuỷ x−ơng.

4.2.4. Tác hại trong việc vận chuyển mầm bệnh

Ký sinh trùng vận chuyển mầm bệnh từ bên ngoài vào cơ thể vật chủ, thí dụ ấu trùng giun móc, giun l−ơn khi xâm nhập qua da có thể mang theo nhiều vi khuẩn ở ngoại cảnh gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc ấu trùng mang theo vi khuẩn vào mạch máu, mô...

4.2.5. Tác hại lμm thay đổi các thμnh phần, bộ phận khác của cơ thể

Nhiều biến chứng có thể gặp trong các bệnh do ký sinh trùng, nh− thay đổi các chỉ số hóa sinh, huyết học (trong bệnh sốt rét). Làm dị dạng cơ thể nh− bệnh giun chỉ. Gây động kinh nh− bệnh ấu trùng sán dây lợn.

4.2.6. Gây nhiều biến chứng nội ngoại khoa khác

áp xe gan do amip, giun chui ống mật, giun chui vào ổ bụng,...

4.3. Hội chứng ký sinh trùng

− Hội chứng thiếu, suy giảm dinh d−ỡng do ký sinh trùng. − Hội chứng viêm do ký sinh trùng.

− Hội chứng nhiễm độc do ký sinh trùng. − Hội chứng não - thần kinh do ký sinh trùng. − Hội chúng thiếu máu do ký sinh trùng.

− Hội chúng tăng bạch cầu −a acid do ký sinh trùng.

4.4. Diễn biến của hiện t−ợng ký sinh, bệnh ký sinh trùng

Khi hiện t−ợng ký sinh mới xẩy ra th−ờng là có phản ứng mạnh của vật chủ chống lại ký sinh trùng và phản ứng tự vệ của ký sinh trùng để tồn tại. Những diễn biến này có thể có những hậu quả sau:

− Ký sinh trùng chết.

− Ký sinh trùng tồn tại nh−ng không phát triển.

− Ký sinh trùng phát triển hoàn tất chu kỳ hoặc một số giai đoạn của chu kỳ và tiếp tục phát triển trong cơ thể vật chủ.

− Vật chủ bị ký sinh không bị bệnh hoặc ch−a biểu hiện bệnh hoặc bị bệnh (nhẹ, nặng hoặc có thể tử vong).

4.5. Đặc điểm chung của bệnh ký sinh trùng

Ngoài những quy luật chung của bệnh học, nh− có thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ bệnh phát, thời kỳ bệnh lui và sau khi khỏi bệnh, bệnh ký sinh trùng còn có một số tính chất riêng.

− Diễn biến dần dần, tuy nhiên có thể có cấp tính và ác tính. − Gây bệnh lâu dài.

− Bệnh th−ờng mang tính chất vùng (vùng lớn hoặc nhỏ) liên quan mật thiết với các yếu tố địa lý, thổ nh−ỡng..

− Bệnh ký sinh trùng th−ờng gắn chặt với điều kiện kinh tế - xã hội. − Bệnh có ảnh h−ởng rõ rệt của văn hóa - tập quán - tín ng−ỡng - giáo dục. − Bệnh có liên quan trực tiếp với Y tế và sức khỏe công cộng.

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)