Thay đổi của máu

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 118 - 119)

2. Bệnh sốt rét

2.5.3.Thay đổi của máu

Thiếu máu là một triệu chứng bao giờ cũng có trong bệnh sốt rét, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Do sốt rét, hồng cầu bị vỡ hàng loạt, trung tâm sinh huyết bị ức chế nên số l−ợng hồng cầu giảm, nhiều khi chỉ còn khoảng 3.000.000 / mm3, huyết sắc tố cũng giảm xuống còn 60 – 65%. Bạch cầu giảm, chỉ còn 3.000 – 4.000 / mm3, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính giảm.

Bên cạnh sự giảm hồng cầu do bị vỡ hàng loạt còn có cả cơ chế miễn dịch. Trên bề mặt của hồng cầu có ký sinh trùng sốt rét xuất hiện những chất gây hoạt hóa bổ thể và làm cho những hồng cầu này bị dung giải.

Trong các thể sốt rét nặng có biến chứng / sốt rét ác tính, số l−ợng hồng cầu giảm nặng, tỷ lệ huyết sắc tố cũng giảm nặng, nhất là trong thể đái huyết sắc tố. Tuy nhiên, bạch cầu có thể tăng, bạch cầu đơn nhân lớn cũng tăng.

Máu còn có một số thay đổi hóa sinh nh−: glucose tăng, protein giảm, albumin giảm...

Ngoài những thay đổi của lách, gan , máu thì thận và một số bộ phận khác cũng bị ảnh h−ởng. Sốt rét có thể gây viêm thận do độc tố của ký sinh trùng sốt rét. N−ớc tiểu ng−ời bệnh có thể có trụ niệu, albumin, hồng cầu. Bệnh nhân có thể bị phù, tăng huyết áp. Thận viêm do sốt rét th−ờng dễ chữa và mau lành, chỉ trong tr−ờng hợp không điều trị mới thành mạn tính. Ký sinh trùng P. falciparum dễ gây viêm thận hơn các loài Plasmodium khác.

Sốt rét còn có thể gây một số triệu chứng thần kinh nh− nhức đầu, chóng mặt...

2.6. Chẩn đoán

Chẩn đoán sốt rét thông th−ờng/ Sốt rét ch−a biến chứng

Chẩn đoán bệnh sốt rét phải căn cứ vào 3 yếu tố: dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm ký sinh trùng.

Yếu tố dịch tễ: cần l−u ý đến các yếu tố dịch tễ rất có giá trị nh−:

− Sống ở trong vùng sốt rét l−u hành hoặc

− Qua lại vùng sốt rét, hoặc có tiền sử sốt rét trong 6 tháng gần đây, có thể lâu hơn nh− trong tr−ờng hợp tái phát do P. vivax.

− Có liên quan đến truyền máu

Dấu hiệu lâm sàng

− Cơn sốt điển hình: trải qua 3 giai đoạn - rét run, sốt nóng, vã mồ hôi.

− Cơn sốt không điển hình:

+ Sốt không thành cơn: chỉ có cảm giác ớn lạnh, gai rét (th−ờng gặp ở trẻ nhỏ và ng−ời sống lâu ở vùng sốt rét l−u hành).

+ Sốt liên tục hoặc dao động trong 5 – 7 ngày đầu, rồi sau đó sốt thành cơn (th−ờng gặp ở bệnh nhân sốt rét lần đầu).

+ Những dấu hiệu khác: thiếu máu. lách to...

Chẩn đoán xét nghiệm ký sinh trùng

Đây là chẩn đoán có giá trị quyết định, bao gồm các xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét trong máu và phát hiện các kháng nguyên hoặc kháng thể sốt rét trong huyết thanh.

− Xét nghiệm lam máu tìm ký sinh trùng sốt rét

Lấy máu trong cơn sốt làm tiêu bản máu đàn và giọt đặc. ở Việt Nam cho tới nay, xét nghiệm lam máu qua soi kính hiển vi vẫn là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh sốt rét với độ chính xác cao, tuy nhiên kỹ thuật này chỉ thực hiện đ−ợc với những kỹ thuật viên chuyên khoa.

− Các kỹ thuật miễn dịch: kỹ thuật QBC (Quantitative Buffy Coat), kỹ thuật Parasigh – F / Paracheck P.f, kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction), kỹ thuật huỳnh quang gián tiếp (IFA) và hấp phụ gắn men (ELISA)

2.7. Điều trị

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 118 - 119)