Thay đổi của lách

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 117 - 118)

2. Bệnh sốt rét

2.5.1. Thay đổi của lách

Trong sốt rét nói chung, lách th−ờng to ra. Nh−ng không phải bất cứ bệnh nhân sốt rét nào cũng bị lách to. Lách chỉ to khi bị nhiễm ký sinh trùng nhiều lần và không đ−ợc điều trị đúng. Lách to là do những nguyên nhân sau:

− Lách phải tăng c−ờng chức năng: hiện t−ợng thực bào tăng lên do hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt qua mỗi đợt sốt.

− Rối loạn thần kinh vận mạch và thần kinh giao cảm: trong sốt rét, thần kinh co mạch bị ức chế, thần kinh giãn mạch bị h−ng phấn, kết quả làm cho máu vào lách nhiều hơn bình th−ờng và lách to ra.

Lách to có thể bị giập vỡ. Biến chứng giập vỡ lách th−ờng gặp ở những bệnh nhân mới mắc sốt rét. Ng−ời ta cho rằng, khi mới mắc sốt rét, lách to nhanh nên yếu và dễ vỡ. Tuy nhiên, hiện t−ợng giập vỡ lách còn tuỳ thuộc vào từng cơ địa. Tiến triển của lách to có 2 khả năng:

+ Lách không thể trở lại bình th−ờng dù rằng bệnh nhân đã khỏi hẳn sốt rét do các tế bào đã bị kết xơ, mao mạch thần kinh giao cảm và phó giao cảm không thể hồi phục đ−ợc.

+ Lách trở lại bình th−ờng nếu bệnh nhân đ−ợc điều trị tốt và không bị tái nhiễm.

Về phân loại lách, phân độ lách, có sự khác nhau ít nhiều giữa lâm sàng và dịch tễ học ký sinh trùng. Về phân chia số lách, trong dịch tễ học sốt rét cũng có nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là cần phải xác định lách to do nguyên nhân ký sinh trùng sốt rét hay lách to do những nguyên nhân khác. Còn việc phân chia mức độ lách to làm 4 số hay 5 số cũng chỉ là t−ơng đối, vì thực tế lách to từ rốn trở xuống (số 4 hay số 5) đều cho thấy bệnh nhân đã bị sốt rét nhiều lần, nhiều năm.

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)