Thể sốt rét thông th−ờng/ Sốt rét ch−a có biến chứng

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 115 - 116)

2. Bệnh sốt rét

2.4.1.Thể sốt rét thông th−ờng/ Sốt rét ch−a có biến chứng

Khi sốt lần đầu tiên th−ờng ch−a có tính chu kỳ và ch−a có dấu hiệu điển hình của sốt rét cơn mà th−ờng sốt liên miên mấy ngày liền, nên rất dễ nhầm với sốt th−ơng hàn. Những cơn sốt về sau mới rõ rệt d−ới dạng sốt rét cơn. Có thể một vài ngày hay một vài giờ tr−ớc khi cơn sốt thật sự xảy ra, bệnh nhân có các triệu chứng nh− nhức đầu, mệt mỏi, đau mình mẩy, đau x−ơng, có cảm giác gai rét, buồn nôn...

Cơn sốt rét điển hình th−ờng lần l−ợt trải qua 3 giai đoạn

− Giai đoạn rét run: bệnh nhân rét run toàn thân, mình nổi da gà, đắp nhiều chăn vẫn không hết rét. Da tái nhợt, lạnh toát, môi thâm tím... Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1/2 giờ – 2 giờ.

− Giai đoạn sốt nóng: có thể lúc đầu cảm giác nóng còn xen lẫn cảm giác rét, sau đó cảm giác nóng tăng dần. Thân nhiệt có thể lên đến 39 – 40oC hoặc cao hơn, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, thở hổn hển, đau đầu, khát n−ớc, da khô và nóng. Giai đoạn này kéo dài một vài giờ.

− Giai đoạn vã mồ hôi: mồ hôi ra rất nhiều, thân nhiệt đột ngột giảm. Huyết áp tăng trở lại, mạch chậm dần và trở lại bình th−ờng, bệnh nhân cảm thấy hồi phục dần và khỏe.

Đối với P. falciparum có thể gây sốt hàng ngày hoặc sốt cách nhật, với P. vivax

th−ờng 2 ngày sốt một cơn (sốt cách nhật), còn P. malariae th−ờng 3 ngày sốt một cơn. Sau khi bị sốt rét lần đầu, nếu không đ−ợc điều trị tốt thì sẽ có những cơn tái phát gần hoặc tái phát xa. Cơn tái phát xa chỉ xảy ra với P. vivax P. ovale do ký sinh trùng có “thể ngủ” ở trong tế bào gan. Cơn tái phát xa có thể xảy ra sau 5 năm đối với P. vivax và sau 2 năm đối với P. ovale.

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 115 - 116)