4. Chẩn đoán bệnh
6.1. Biện pháp phòng các bệnh giun sán đ−ờng ruột
Các bệnh giun sán đ−ờng ruột có tác hại rất lớn và là các bệnh kinh tế - xã hội. Vì vậy, nguyên tắc của phòng chống các bệnh giun sán đ−ờng ruột là:
− Phải có kế hoạch lâu dài.
− Cần phải đ−ợc tiến hành trên quy mô rộng lớn.
− Phải xã hội hóa công việc phòng chống.
− Lồng ghép việc phòng chống giun sán đ−ờng ruột vào các hoạt động y tế và xã hội khác.
− Sử dụng tổng hợp các biện pháp có thể.
Các cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phòng chống giun sán đ−ờng ruột có hiệu quả, phải dựa vào:
− Đặc điểm sinh học của giun sán đ−ờng ruột.
− Đặc điểm dich tễ học bệnh giun sán đ−ờng ruột.
− Sinh địa cảnh, tập quán, môi tr−ờng, dân trí, văn hóa, kinh tế, xã hội… của từng vùng, từng cộng đồng.
− Các điều kiện khoa học - kỹ thuật, tài chính, các nguồn lực có thể huy động đ−ợc.
− Lựa chọn −u tiên: tập trung vào các đối t−ợng đích nh− lứa tuổi (trẻ em trong bệnh giun đũa), nghề nghiệp (những ng−ời làm nghề liên quan đến phân, đất), bệnh phổ biến, bệnh gây tác hại nhất…
Các biện pháp phòng chống cụ thể:
− Phát triển kinh tế - xã hội: nâng cao đời sống vật chất, nâng cao dân trí.
− Vệ sinh môi tr−ờng:
+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
+ Quản lý phân, không phóng uế bừa bãi. Xử lý phân tốt, đảm bảo không còn mầm bệnh mới t−ới bón cho cây trồng.
− Vệ sinh ăn uống nh− phải đảm bảo rau sạch, thức ăn sạch không có mầm bệnh giun sán và có n−ớc sạch để ăn, uống. Thực hiện vệ sinh cá nhân nh− rửa tay tr−ớc khi ăn, sau khi đi đại tiện, không đi chân đất… Phải tăng c−ờng công tác kiểm tra sát sinh tại các lò mổ để loại bỏ những lợn hoặc bò có mầm bệnh.
− Truyền thông - giáo dục sức khỏe về phòng chống giun sán đ−ờng ruột để cho ng−ời dân biết đ−ợc tác hại, biết đ−ợc vì sao bị bệnh, biết cách phòng chống… của các bệnh giun đ−ờng ruột. Đồng thời để tăng c−ờng ý thức vệ sinh cá nhân, thay đổi tập quán, hành vi có hại tạo nên hành vi có lợi cho phòng chống giun đ−ờng ruột. Thí dụ:
+ Không phóng uế bừa bãi làm ô nhiễm mầm bệnh giun sán.
+ Không dùng phân t−ơi để bón cây trồng.
+ Không ăn rau sống không sạch, không uống n−ớc lã.
+ Không đi chân đất để phòng chống bệnh giun móc / mỏ.
+ Không ăn thịt lợn, thịt bò sống hoặc nấu ch−a chín; không ăn tiết canh lợn.
− Phát hiện và điều trị bệnh. Cần kết hợp các ph−ơng pháp để phát hiện bệnh cho cá nhân, cho cộng đồng (chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán xét nghiệm, chẩn đoán dịch tễ).
Đối với giun kim, muốn phòng bệnh có hiệu quả phải tiến hành vệ sinh cá nhân và tập thể tại gia đình, nhà trẻ, lớp mẫu giáo... Cụ thể là phải tiến hành điều trị hàng loạt th−ờng xuyên cho các tập thể. Đồng thời phải kết hợp với các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nh−: không để trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng vào các buổi sáng sớm, cắt ngắn móng tay cho trẻ, rửa tay cho trẻ tr−ớc khi ăn, giặt, phơi quần áo, chăn chiếu, lau nền nhà th−ờng xuyên... Ngoài ra, nên tăng c−ờng công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về phòng chống giun kim cho học sinh các tr−ờng mầm non, tiểu học...