4.1. Đặc điểm sinh học
4.1.1.Hình thể vμ tính chất bắt mμu
Vi khuẩn lao là những trực khuẩn mảnh, kích th−ớc khoảng 0,3-0,5 x 2-5 μm. Chúng không có vỏ, không có lông và không sinh nha bào. Nhuộm Zielh-Neelsen, vi khuẩn bắt màu đỏ.
Trực khuẩn lao
4.1.2. Nuôi cấy
Trực khuẩn lao thuộc loại hiếu khí. Chúng phát triển rất chậm, th−ờng 1-2 tháng mới tạo đ−ợc khuẩn lạc trên môi tr−ờng. Trên môi tr−ờng đặc Loeweinstein, khuẩn lạc dạng R, nhăn nheo khô trông giống hình súp lơ. Trong môi tr−ờng lỏng Sauton, trực khuẩn lao mọc thành váng nhăn nheo dính vào thành bình và lắng cặn.
4.1.3. Khả năng đề kháng
Trực khuẩn lao thuộc loại kháng cồn, kháng acid, có khả năng đề kháng t−ơng đối cao với các yếu tố lý hóa, so với các vi khuẩn không nha bào khác.
Trong đờm ẩm, chúng có thể sống đ−ợc một tháng, trong sữa chúng có thể sống đ−ợc nhiều tuần.
4.2. Khả năng gây bệnh
Trực khuẩn lao th−ờng xâm nhập theo đ−ờng thở qua các giọt n−ớc bọt và gây nên lao phổi (90% tổng số lao). Chúng vẫn có thể xâm nhập vào đ−ờng tiêu hóa (qua sữa bò t−ơi) và gây nên lao dạ dày, ruột. Lao hạch gặp nhiều thứ 2 sau lao phổi.
Nhiễm vi khuẩn lao lần đầu gọi là lao sơ nhiễm. Khoảng 90% lao sơ nhiễm sẽ qua khỏi và để lại miễn dịch với vi khuẩn lao. Từ 5-15% lao sơ nhiễm phát triển thành lao bệnh, do không đ−ợc điều trị và khả năng đề kháng suy giảm, hoặc sau khi bị lao sơ nhiễm một số năm họ bị bệnh lao.
Từ các cơ quan bị lao ban đầu (phổi, đ−ờng ruột...), trực khuẩn lao theo đ−ờng máu và bạch huyết đến tất cả các cơ quan và gây lao ở các bộ phận khác nhau của cơ thể (lao hạch, lao màng não, lao thận, lao x−ơng...)
4.3. Ph−ơng pháp lấy bệnh phẩm
Bệnh phẩm là đờm nếu nghi lao phổi, n−ớc não tuỷ nếu nghi lao màng não, n−ớc tiểu nếu nghi lao thận. Lấy đờm vào các buổi sáng bằng cách khạc vào lọ vô trùng miệng rộng.
4.4. Phòng và điều trị
4.4.1. Phòng bệnh
− Phát hiện bệnh sớm, cách ly bệnh nhân, khử khuẩn chất thải
− Tiêm vacxin BCG (Bacillus Calmette Guerin) cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với thiếu niên và ng−ời tr−ởng thành chỉ dùng vacxin này khi Mantoux âm tính.
4.4.2. Điều trị
Do trực khuẩn lao ngày càng kháng lại kháng sinh, nên ng−ời ta th−ờng điều trị kết hợp giữa kháng sinh và hóa trị liệu cùng với nghỉ ngơi tăng c−ờng sức khỏe.