Giải quyết nguồn lây

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 126 - 127)

4. Phòng chống sốt rét

4.2.1. Giải quyết nguồn lây

Chủ yếu là diệt ký sinh trùng bằng các biện pháp nh− phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh và quản lý bệnh nhân sốt rét.

4.2.1.1. Phát hiện bệnh

− Đ−a kính hiển vi về tuyến xã để có thể phát hiện đ−ợc ký sinh trùng sốt rét ngay từ tuyến xã (phát hiện sớm).

+ Phát hiện chủ động

Tuỳ theo mức độ sốt rét của từng vùng mà có kế hoạch lấy một tỷ lệ % lam máu của ng−ời dân trong vùng so với tổng số dân của vùng đó để làm xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét, theo từng tháng, từng quý (lấy ngẫu nhiên).

+ Phát hiện thụ động

Tìm ký sinh trùng sốt rét trên những đối t−ợng nghi sốt rét đến khám tại cơ sở y tế.

+ Phát hiện qua khám lâm sàng

Xét nghiệm cho những đối t−ợng nghi sốt rét qua thăm khám lâm sàng.

− Xét nghiệm ngay tại xã cho những ng−ời có sốt hoặc nghi bị sốt rét.

Ca nghi ngờ sốt rét hay còn gọi là ca sốt rét lâm sàng là tr−ờng hợp không có xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm máu âm tính mà có các đặc điểm sau:

+ Hiện đang sốt ( > 370C) hoặc có sốt trong vòng 3 ngày gần đây. + Đã loại trừ các nguyên nhân gây sốt khác.

+ Có tiếp xúc với vùng sốt rét.

+ Điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt trong vòng 3 ngày đầu điều trị.

4.2.1.2. Chẩn đoán bệnh

− Kỹ thuật xét nghiệm lam máu tìm ký sinh trùng sốt rét.

− Kỹ thuật chẩn đoán nhanh (dipsticks) dễ làm, thực hiện đ−ợc ở những cơ sở không có cán bộ chuyên khoa, tạo thuận lợi cho việc giám sát và điều trị sốt rét tại chỗ, có hiệu quả ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là sốt rét ác tính.

4.2.1.3. Điều trị cho ng−ời bệnh

− Ca bệnh xác định là sốt rét.

Khi ng−ời bệnh có ký sinh trùng sốt rét thể vô tính ở trong máu (bệnh nhân có thể có sốt hoặc không sốt).

Diệt thể giao bào chính là tác động vào nguồn bệnh, nguồn lây nhiễm hay phòng chống lây lan. Tổ chức Y tế Thế giới và ch−ơng trình quốc gia phòng chống sốt rét khuyến cáo nên dùng liệu pháp điều trị phối hợp có dẫn chất Artemisinin.

− Điều trị sớm và hiệu quả là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của phòng chống sôt rét.

4.2.1.4. Quản lý bệnh nhân sốt rét

− Những bệnh nhân sốt rét sau khi điều trị có thể hết sốt nh−ng cũng có thể vẫn còn ký sinh trùng sốt rét trong máu nên cần đ−ợc quản lý và theo dõi.

− Những ng−ời đi làm ăn, đến công tác ở vùng sốt rét hoặc ng−ời từ vùng sốt rét trở về cũng cần đ−ợc quản lý theo quy định để tiếp tục điều trị hoặc phát hiện bệnh tái phát kịp thời.

Một phần của tài liệu Vi sinh- Kí sinh trùng pps (Trang 126 - 127)