Các loại chiếu xạ khác nhau

Một phần của tài liệu Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực - thực phẩm- GS.TS Nguyễn Thị Hiền ( Chủ biên) pdf (Trang 103)

- Aspergillus flavus, A.parasitueus và A.nomius là những loài hay gặp nhất, chúng tạo ra aflatoxines, loại độc tố vi nấm được nghiên cứu nhiều nhất và phổ biến nhất trong tự nhiên.

7.6.Các loại chiếu xạ khác nhau

d) Các sản phẩm thịt chế biến sẵn

7.6.Các loại chiếu xạ khác nhau

1. Các tia hồng ngoại chưa được biết có tác dụng diệt nấm ngoài tác dụng nhiệt của chúng. 2. Các tia tử ngoại (có độ dài sóng giữa 2000 và 4000 A0) có thể diệt một số vi sinh vật. Độ

mẫn cảm thay đổi tuỳ theo độ dài sóng của tia chiếu xạ (thường hay dùng độ dài sóng 2537 A0), vì có vẻ tương đối có hiệu quả và dễ sản xuất để bán. Người ta đã chứng minh được rằng các tia UV tác động lên các mối nối -SH- của axit dezoxiribonucleic, điều đó có hiệu quả là làm bất hoạt hóa các nucleotidaza.

Tuy nhiên các tia UV đối với vi khuẩn độc hơn nhiều so với nấm mốc trong khi một liều từ 3000 đến 7000 microrad/giây/cm2 đã đủ giết chết vi khuẩn thì ít nhất phải 150 000 để có tác dụng với hệ sợi nấm của đa số loài nấm, và 2 000 000 microrad để tiêu hủy các bào tử. Vì vậy cần hoặc tăng cường độ hoặc kéo dài thời gian chiếu xạ để đạt kết quả mong muốn. Người ta đã thu được những kết quả tốt trong phòng nhỏ, bật đèn khử trùng một thời gian dài khi không có người làm việc, cụ thể trong các xưởng sản xuất phomat.

Đôi khi người ta đã nhấn mạnh đến tính chọn lọc của các tia UV, mặt khác, nhắc đến những biện pháp bảo hộ mà người sử dụng phải chú ý để tránh viêm màng tiếp hợp mắt, khi các liều lượng chiếu tới niêm mạc mắt vượt quá một trị số.

Các chùm dẫy sóng tĩnh điện và siêu âm tương đối gần đây mới được sử dụng và lĩnh vực áp dụng của chúng còn hạn chế. Ở đây cũng vậy, vi khuẩn mẫn cảm hơn nấm: Xử lý với tần số 26 Kc/giây, và 500 W trong 20 phút không có hiệu lực với sợi nấm và bào tử túi của loài Aspergillusnidulans, sau 19 phút chỉ có một phần bào tử đính bị hủy diệt.

Một phần của tài liệu Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực - thực phẩm- GS.TS Nguyễn Thị Hiền ( Chủ biên) pdf (Trang 103)