Các nấm men gây bệnh thuộc giống Trichosporon

Một phần của tài liệu Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực - thực phẩm- GS.TS Nguyễn Thị Hiền ( Chủ biên) pdf (Trang 93 - 94)

- Aspergillus flavus, A.parasitueus và A.nomius là những loài hay gặp nhất, chúng tạo ra aflatoxines, loại độc tố vi nấm được nghiên cứu nhiều nhất và phổ biến nhất trong tự nhiên.

d) Các sản phẩm thịt chế biến sẵn

6.3.4.6. Các nấm men gây bệnh thuộc giống Trichosporon

Giống Trichosporon được Behrend đưa ra năm 1890, gồm các nấm men bất toàn, sinh ra các khuẩn lạc dày, bề mặt bóng giống như đánh xi và có các giả nấm sợi, nấm sợi thực, các đính bào tử (nấm men) và các phấn bào tử. Giả nấm sợi và các nấm men có thể không xuất hiện. Việc nảy chồi của các phấn bào tử là một yếu tố cho phép phân biệt giống này với

Geotrichum. Trong 15 loài đã được nhận biết có 2 loài xác định là có gây bệnh. Ở dạng hoại sinh, các nấm men này gặp ở đất, nước, trong hoa quả, gỗ... T. fermentans thường được xếp vào giống Geotrichum bị nghi ngờ là gây bệnh.

Loài T. cutaneum (T. beigelii) là nguyên nhân gây bệnh “Piedra trắng“. Đó là một bệnh thấy ở các vùng nhiệt đới hoặc ôn đới, ảnh hưởng tới tóc, râu ria và các vùng phụ cận của háng. Lông bị nhiễm có các nốt nhỏ mềm, dài, mầu trắng hoặc mầu nhạt.

T. cutaneum và T. geotrichum ở mức độ nhỏ hơn, có thể gây bệnh ở những vật chủ bị thương hoặc thiếu dinh dưỡng, các biểu hiện bệnh: nhiễm trùng máu khi có hay không có vết thương ở da, viêm màng tim, màng phổi, màng não, áp xe não... Các bệnh này được quan sát thấy ở các bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu và nhiều khi dẫn đến tử vong khi không có cách chữa trị mạnh bằng các chất kháng nấm đặc hiệu.

T. cutaneum là một loài có rất nhiều hình dạng trên môi trường thạch Sabouraud sinh ra các khuẩn lạc mầu trắng - vàng nhạt dạng kem, nhẵn hay nhám, mặt sau màu nâu nhạt. Các khuẩn lạc này gồm các nấm sợi có màng ngăn, các khúc bào tử có hình trụ, nhất thời nảy chồi và các phấn bào tử. Kích thước rất khác nhau, các khúc bào tử có kích thước (3 - 7) x (3 - 14) µm. Các nhà danh pháp học phân vân giữa 2 loài bởi chúng có nhiều đặc tính có thể xếp vào lớp đảm khuẩn. Các tính chất sinh lý được ghi trong bảng VI.9. T. capitatum, tế bào hình elip (3,5 - 6,5) x (7 - 12) µm được nhiều tác giả coi như là một loài trong Geotrichum (G. capitatum) như T. fermentans. Loài này có tế bào hình trứng hay elip (3,5 - 7) x (7 - 12) µm phân biệt nhờ khả năng lên men tạm thời D. glucoza, galactoza và xellobioza

Bảng 6.9: Khả năng đồng hóa (Auxan) và lên men (Zym) các nguyên tố cácbon. Khả năng sử

dụng KNO3 bởi 6 loài Torulopssis và 3 loài Trichosporon. +: đồng hóa hoặc lên men; -: không đồng hóa hoặc lên men; +/-: đồng hóa hoặc lên men yếu hoặc nghi ngờ; v: đồng hóa hoặc lên men thất thường

Loài Candida

Đồng hóa (Auxan) hoặc lên

men (Zym) 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Auxan: D-glucoza + + + + + + + + +

Maltoza − + + + + + v − −

Sacaroza − v + + + + v − −

Lactoza − v − − − − + − − Rafinoza − + + + + − v − − Inositol − − − − − − v − − Cellobioza − + − − − + v − + D-xyloza − + − − + + + − + Tréhaloza − + + + + + v − − L-arabinoza − v − − + − + − v Adonitol − + . . . . − − − 2-ceto-gluconate − + − − + + + v − Methyl-D-glucozit − + − + − + v − − Melezitoza − + + v + + v − − N-axetyl-glucosamin − + − v + v v − − Zym: D-glucoza + + + + + + − − − Maltoza − − v v − − − − − Sacaroza v v + + + − v − − KNO3 − − − − − − − − −

1: Torulopsis glabrata (*); 2: T.candida; 3: T.dattila; 4: T.globosa; 5: T.haemulonii; 6:

T.pulcherrima; 7: Trichosporon cutaneum; 8: Tr.capitanum; 9: Tr.fermentans. * những loài

Torulopsis có thể xếp trong giống Candida nên không chấp nhận trong bài này.

Một phần của tài liệu Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực - thực phẩm- GS.TS Nguyễn Thị Hiền ( Chủ biên) pdf (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)