- Aspergillus flavus, A.parasitueus và A.nomius là những loài hay gặp nhất, chúng tạo ra aflatoxines, loại độc tố vi nấm được nghiên cứu nhiều nhất và phổ biến nhất trong tự nhiên.
d) Các sản phẩm thịt chế biến sẵn
6.3.4.3. Các nấm men gây bệnh thuộc giống Candida
Giống Candida do Berkhout đặt tên năm 1923, gồm khoảng 80 loài. Trong đó có khoảng chục loài có thể phát triển ở 370C và thích nghi với cuộc sống ký sinh. Trong số này
C. albicans là loài nấm men có liên quan nhiều nhất đến các bệnh về nấm. Các loài nấm men khác thuộc giống này là các loài hoại sinh có thể gặp trong nhiều loại sản phẩm hoặc trong màng nhày, trên da người và động vật.
Các dạng hình thái vĩ mô và vi mô của các loài gây bệnh khác nhau thuộc giống này có khác nhau đôi chút. Trên môi trường thạch Sabouraud, các khuẩn lạc có màu trắng đục, bề mặt nhẵn, đục hoặc bóng tùy trường hợp, các loài nấm men này có dạng hình cầu, hình trứng hay hình trụ có đường kính 2 - 5 µm, dài 2 - 10 µm, chồi mọc theo nhiều hướng. Ở một số điều kiện, giả nấm sợi có thể phát triển khi các nấm men dạng thuôn dài nối với nhau ở 2 đầu của chúng. Nấm sợi được hình thành với các bộ phận dạng ống có vách ngăn và các lỗ nhỏ. Nhiều phấn bào tử sinh ra từ các vách ngăn hay tại điểm nối các phần của giả nấm sợi. Sự
hình thành giả nấm sợi và mycelium đặc trưng cho giống Candida. Đó là các nấm men có khả năng lên men, không sinh ra enzim ureaza và có khả năng dùng inositol.
Các loài Candida là những loài “cơ hội” trong điều kiện vật chủ bị yếu nhất thời hay dưới ảnh hưởng của những yếu tố gây bệnh do quá trình điều trị sinh học hay khi nằm viện, chúng có thể gây nhiều bệnh. Sự lan ra các mô của vật chủ có thể diễn ra tuần tự, ảnh hưởng đến màng nhày của hệ tiêu hóa, hô hấp và sinh dục, loài C. albicans được chú ý đến nhiều nhất. Nguyên nhân có thể qua đường máu: C. albicans và các loài khác thuộc Candida có thể gây bệnh nhiễm trùng máu.
Chúng gây những bệnh như: viêm màng nhày, viêm đẹn (ở miệng, thực quản, phế quản, âm đạo...), sưng miệng, đen lưỡi, ..., gây nhiễm trùng nếp da, tổn thương ở móng và viền (viêm móng, viêm viền móng), gây tổn thương các nang lông (phần da nhiều lông và râu mép), gây áp xe. Gây nhiễm trùng các cơ quan nội tạng như đường tiêu hóa, viêm màng bụng, nhiễm trùng phổi, phế quản, thận, đường tiểu, khớp xương, viêm màng não, mắt, nhiễm trùng máu. Trong các mẫu bệnh candidose không chỉ cho biết về các nấm men gây bệnh mà còn làm sáng tỏ việc hình thành nấm sợi và giả nấm sợi. Bệnh candidose có thể có ở động vật nhưng không nhiều, trừ các loài chim và gia cầm.
Các loài thuộc giống Candida có thể phát triển ở 370C và có khả năng gây bệnh được đề cập phần sau:
Candida albicans là loài nấm gây bệnh hay gặp nhất, là loài hoại sinh trên màng nhày người và động vật, không bao giờ gặp trong tự nhiên hay ngoài vùng da nhiễm. Được phân biệt dễ dàng nhờ hình thái và sinh lý của chúng. Trong môi trường 250C nó tạo thành nấm sợi hoặc giả nấm sợi có mang phấn bào tử 3 - 4 µm. Trên một số môi trường (khoai tây, cà rốt, mật, môi trường gạo...), các sợi nấm này sinh ra các phấn bào tử hoặc các đảm bào tử, có hoặc không phân nhánh, hình cầu hoặc hình trứng, thành dày, dài 6 - 12µm. Các phấn bào tử của C. albicans tạo các vi sợi nấm nếu nuôi cấy 3 - 4 giờ trong huyết thanh người hay động vật ở 370C. Loài này không bị ức chế bởi actidione và tetrazolium. Trong 24 giờ, các đặc tính của sự lên men và đồng hóa các loại đường rất đặc trưng.
Bảng 6.7: Khả năng đồng hóa (auxan) và lên men (Zym) các nguyên tố chứa cacbon. Khả năng sử dụng KNO3 của 9 loài thuộc Candida
+: đồng hóa hoặc lên men; -: sự vắng mặt của đồng hóa hay lên men; v: đồng hóa hay lên men thay đổi; +/-: đồng hóa hay lên men yếu hoặc không chắc chắn.
Loài Candida
Đồng hóa (Auxan) hoặc lên
men (Zym) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Auxan: D-glucoza + + + + + + + + + Maltoza + + − − + + +/− + + Sacaroza + v + − + + +/− + + D-galactoza + + + − + + v v + Lactoza − − + − − − − − − Rafinoza − − + − − + − − − Inositol − − − − − − − − − Cellobioza − v v − − + − + + D-xyloza + + v − + + − + + Tréhaloza + + v − + + + + +
L-arabinoza v − v − v + − − − Adonitol v + − − + + − . . 2-ceto-gluconate + + − − + + + + + Methyl-D-glucozit + + − − + + − . . Melezitoza v v − − . + − + + N-axetyl-glucosamin + + − − + + + + − Zym: D-glucoza + + + + + + v + + Maltoza + + − − − − − v + Sacaroza v v + − − + − +/− v KNO3 − − − − − − − − −
1- Candida albicans; 2- C. tropicalis; 3- C.pseudotropicalis; 4- C. kruzei; 5- C. parapsilosis;
6- C. guilliennondii; 7- C. zeilanoides; 8- C. lusitaniae; 9- C. viswanatii.
Các loài cổ như C. caussenii và C. langeronii được nhóm lại dưới tên C. albicans. Một vài biến đổi nhỏ như C. stellatoidea (không lên men và đồng hóa sacaroza, làm giảm ít tetrazolium) đôi khi người ta coi nấm men này như một loài của C. albicans.
Candida tropicalis ít được phân lập, nó gây những bệnh như C. albicans, trừ các đẹn sữa. Tế bào hình trứng (4 - 8) x (5 -11) µm, được phân biệt bởi các đặc tính sau: không làm giảm tetrazolium; bị ức chế bởi atidione; sử dụng và lên men các loại đường đã nêu trong bảng VI.7. Candida pseudotropicalis (C. kefyr), hình thái cuối: Kluyveromyces fragilis (K. marxianus) hiếm hơn và gây bệnh phổi và một số bệnh ít gặp khác. Đó là loài nấm men hình trứng (2,5 - 4) x (5 - 10) µm, phân biệt nhờ khả năng phát triển khi có mặt actidione, làm giảm tetrazolium (môi trường mầu hồng), không sử dụng lactoza, không đồng hóa và không lên men maltoza (bảng VI.7).
Candida Konsei (hình thái cuối: Pichia Kudriavéii + Issatchenkia crientalis) có thể gây ra các biểu hiện bệnh học như C. tropazalis và ít khi gây ra các bệnh nhiễm trùng máu. Nó cũng có thể gây bệnh tiêu chảy cho trẻ em đang bú, nấm men hình trứng (3 - 5) x (6 - 20) µm sinh ra các khuẩn lạc bề mặt đục mờ, nhạy với actidione, không làm giảm tetrazodium. Loài này chỉ sử dụng và lên men duy nhất đường D - glucoza.
Candida parapsilosis (hình thái cuối: Lodderomyces elogisporus) gây ra các viêm nhiễm giống như C. tropiralis. Chúng cũng gây nhiễm trùng máu và viêm màng tim. Nấm men hình trứng (2,5 - 4) x (2,5 - 9) µm nhậy cảm với actidion, làm giảm 1 ít tetrazolium. Các đặc tính lên men và đồng hóa các đường trình bày trong bảng VI.7.
Candida guilliermondii (hình thái cuối: Pichia guilliermondii): ít gặp, gây bệnh nhiễm trùng máu và viêm màng tim, ít khi gây thương tổn đến vùng quanh móng hay các biểu hiện khác. Tế bào cỡ (2 - 4) x (5,5 - 7) µm, phát triển trong môi trường actidione và làm giảm tetrazolium.
Candida zeilanoides, nấm men hình trứng (1,5 - 5) x (4 - 10) µm. Gây nhiễm trùng máu, nhạy với actidion và làm giảm (không bắt buộc) tetrazolium.
Candida viswanathii đã được xác nhận là nguyên nhân gây các bệnh phổi và viêm màng não ở Ấn Độ, viêm âm đạo ở Châu phi. Nấm men này có hình thước (2,5 - 7) x (4 - 12) µm. Nhạy với actidione, làm giảm ít tetrazolium.
Candida lusitaniae (hình thái cuối: Clavispora lusitaniae), là một nhân tố gây bệnh nhiễm trùng máu hay viêm nhiễm đường tiểu tiện, nấm men hình trứng (1,5 - 6) x (2,5 - 10) µm. Nhạy với actidione và làm giảm ít tetrazolium.