- Aspergillus flavus, A.parasitueus và A.nomius là những loài hay gặp nhất, chúng tạo ra aflatoxines, loại độc tố vi nấm được nghiên cứu nhiều nhất và phổ biến nhất trong tự nhiên.
d) Các sản phẩm thịt chế biến sẵn
6.3.4.5. Các nấm men gây bệnh thuộc giống Torulopsis
Giống Torulopsis do Berlese đưa ra năm 1894 gồm các nấm men hình cầu hoặc trứng (2 - 4) x (4 - 6) µm, nảy chồi theo nhiều hướng tạo thành các chuỗi ngắn phân nhánh. Gồm nhiều loài, trong Candida, phân biệt với các nấm men gây bệnh tạm thời khác bởi nhiều đặc trưng âm tính: không có giả nấm sợi (phân biệt với Candida và Trichosporon), không có lớp vỏ và không tổng hợp enzim ureaza (phân biệt với Cryptococcus), không có chất mầu carotenoit (phân biệt với Rhodotorula) và không tạo thành asques (phân biệt với Saccharomyces). Chúng có rất nhiều trong nhiễm thực thể (đất, rau quả..). Một vài loài hoại sinh trên da hay đường ruột có thể gây bệnh cho người và động vật như T. glabrata và đặc biệt là T. dattila, T. pintolopesii, T. candida (T. famata), T. globosa, T. haemulonii và T. pulcherrima. Các đặc tính auxanographiques cho phép phân biệt các loài này (Bảng VI.9).
Các ảnh hưởng của Torulopsis cũng có thể xác định khi sức khỏe suy sút (các bệnh đường huyết, u, đặt cố định các ống thông...). Loại T. globosa hoại sinh trên đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc đường tiểu là nguyên nhân chính. Nó là nguyên nhân của các bệnh viêm âm đạo, nhiễm đường tiểu và đường ruột, glossites; đôi khi cả nhiễm trùng máu và viêm màng tim, đặc biệt là lan truyền trong các cơ quan nội tạng. Các loài khác cũng có thể gây ra bệnh
T. haemulonii được phân lập từ vẩy da, đường tiêu hóa, từ dịch lỏng trong màng bụng. Ở động vật, T. pintolopesii được phân lập từ gan, chuột cái và đường tiêu hóa của chuột. T. sloofii mà người ta coi như là một chủng T. pintolopesii được phân lập từ ruột lợn. Các loài trên cần có vitamin và khó nuôi cấy.
T. globosa (Candida glabrata) trên môi trường Sabouraud hình thành các khuẩn lạc trắng sau đó có mầu kem với hình dạng khác nhau, nhăn hoặc nhẵn, bóng hoặc mờ. Các tế bào nấm men có hình trứng kích thước (2,5 - 4,5) x (4 - 6) µm. Bảng VI.9 trình bầy các đặc tính sinh hóa của các loài : T. candida (T. famata), hình thái cuối: Debaryomyces hansenii). T. dattila (hình thái cuối: Kluyveromyces thermotolerans), T. globosa (hình thái cuối:
Citeromyces matritensis), T. heamulonii và pulcherrima (hình thái cuối: Metschnikovia pulcherrima).