Thực phẩm dễ nhiễm

Một phần của tài liệu Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực - thực phẩm- GS.TS Nguyễn Thị Hiền ( Chủ biên) pdf (Trang 52 - 53)

5. Từ nước biển

6.1.10.4.Thực phẩm dễ nhiễm

Các thực phẩm chế biến thủ công, đặc biệt các thực phẩm phải tiếp xúc với tay nhiều như món salat từ khoai tây, cá ngừ, mỳ ống, gà hoặc các sản phẩm sữa. Nguy cơ lây truyền sẽ xảy đến khi mang hoặc người mang mầm bệnh hiặc đang bị bệnh tham gia chế biến thức ăn,

nhất là những thực thẩm này đã qua thanh trùng Pasteur và sau đó không xử lý nhiệt nữa. Nguy cơ gây nhiễm trùng thực phẩm cũng xảy ra sau khi để thực phẩm lâu ở nhiệt độ thường. Sự lây nhiễm vi khuẩn vào thực phẩm luôn xảy ra hầu như do tay người nhiễm phân. Vi khuẩn thường có mặt trong ruột người, vì thế sự lây truyền thường xảy ra do các thực phẩm mà thường do từ tay người hơn bằng con đường truyền từ phân tới miệng. Do vậy sự nhiễm tạp thực phẩm bởi vi khuẩn này cho thấy sự thiếu vệ sinh cá nhân và thiếu không gian thông thóang. Ví dụ: khi có đám đông tập trung (trại hè, trường học, cộng đồng chung cư nghèo và nhà giữ trẻ). Vấn đề càng trầm trọng hơn ở các nước đang phát triển. Chỉ cần nhiễm một ít vi khuẩn cũng đủ mắc bệnh.

6.1.10.5. Bin pháp phòng nga

- Vệ sinh cá nhân cẩn thận: ví dụ rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi cầu. Không cho phép người bệnh tiếp xúc hoặc chế biến thức ăn, ngay cả khi chỉ bị tiêu chảy nhẹ.

- Nấu chín kỹ và làm lạnh đủ các thức ăn. Vi khuẩn này nhạy với thanh trùng nhưng nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm tăng lên khi thực phẩm nhiễm tạp bị bỏ lâu ở nhiệt độ thường cũng như trong điều kiện lạnh.

- Khử trùng nước bằng Clo, thường dùng ở các nước đang phát triển. Biện pháp này hạn chế được một phần các mối nguy hiểm nhưng không nên quên rằng vi khuẩn sống sót nhiều tuần trong nước và trong môi trường.

Một phần của tài liệu Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực - thực phẩm- GS.TS Nguyễn Thị Hiền ( Chủ biên) pdf (Trang 52 - 53)