- Aspergillus flavus, A.parasitueus và A.nomius là những loài hay gặp nhất, chúng tạo ra aflatoxines, loại độc tố vi nấm được nghiên cứu nhiều nhất và phổ biến nhất trong tự nhiên.
d. Cách kiểm tra và hạn chế nhiễm độc
6.2.3.3.1. Nhiễm độc do Fusarium Nivale
Bệnh độc tố ở cỏ đuôi trâu và lúa
Loài Fusarium nivale (Fr.) Cess. (Griphosphaeria nivalis (Schaffnit) Müll.etv.Arx) phát triển trên họ Hòa thảo.
Người ta đã nêu một số vụ nhiễm độc ở gia súc ăn cỏ trong đó có loài cỏ đuôi trâu (Festuca arundinacea Schreb.), đặc điểm của bệnh độc tố cỏ đuôi trâu là mùa lạnh thì phần sau thân con vật bị yếu đi, chỏm đuôi và móng bị hoại thư, còn về mùa nóng thì bị sốt. Bệnh độc tố này xảy ra theo mùa và hàm lượng các ancaloit trong cỏ đuôi trâu biến đổi theo từng mùa, nên đầu tiên người ta nghiên cứu vai trò có thể có của các ancaloit trong việc làm xuất hiện các triệu chứng bệnh cho kết quả âm tính; chất ancaloit phân lập được là festixin, cũng chỉ rất ít độc tố đối với chuột nhắt. Khi đó người ta lại thử phân lập tất cả các loài nấm mốc có trong cỏ: ngoài loài Epicoccum nigru và loài Mucor fragilis ra thì trong số nấm đó, loài
Cladosporium cladosporioides và nhất là loài Fusarium nivale có thể gây cho thỏ những phản ứng ngoài da, gây phù thũng đến hoại tử.
Vả lại người ta cũng đã biết rằng loài Fusarium nivale nhiễm từ vỏ kiều mạch gây độc, đã có nhiều vụ ngựa bị ngộ độc. Loài nấm này khá phổ biến trên lúa mì, và cũng có thể gây nôn mửa, nhưng thường không làm chết người.
Ở Nhật Bản, người ta đã nhận thấy rằng gạo bị nhiễm Fusarium nivale rất độc đối với động vật, đã có nhiều vụ gia súc bị nhiễm độc.
Các độc tố của Fusarium nivale
Một khi đã xác lập mối liên quan giữa các vụ nhiễm độc và loài Fusarium nivale thì cần xác định các độc tố mà loài nấm đó sản sinh ra (*).
Chất thấy nhiều nhất là lacton butenolit: chất lacton của axit 4-acettamiđo-4-hiđroxi- 2-buttenoic C6H7NO3.
(*) Chủng Fusarium NRRL 3249 do Keyl và các cộng sự phân lập đã bị nhầm là loài
Fusarium nivale. Mới đây Snyder đã nghiên cứu lại và cho rằng thực ra đó là một Fusarium tricincium. Một số các tính chất nêu ở đây là của Fusarium nivale phải chuyển sang loài
Fusarium tricincium.
Trong những giống Fusarium niale phân lập được trên gạo, người ta thấy có nhiều chất sesqui terpenoit rất độc như chất nivalenol, C15H20O8 (3α, 4β, 7α 15-tetrahidroxixiecp-9-en- 8-on), một monoaxetat là chất fusarenon (3α, 7α, 15-trihidroxi-4β-axetoxi-xiecp-9-en-8-on), một diaxetat C19H24O9 (3α, 7α, dihiđroxi-4β, 15-diaxetoxixiecp-9-en-8-on), và một hợp chất gọi là toxin T2 (có nhiều trong số các dẫn xuất chuyển hóa của loài Fusarium tricincium). Một độc tố nữa cũng đã được thấy rõ chất fusarenon X, C17H22O8, nó có cùng một Rf với chất fusarenon, nhưng điểm nóng chảy của nó và khi phân tích sơ bộ thì một số người cho là khác nhau, một số người khác lại cho là giống nhau .
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính chất của các độc tố này, nhất là ở Nhật Bản. Các hằng số của chúng như sau:
F: 222 - 2230C với nivalenol, 78 - 800C với fusarenon, và 91 - 920C với fusarenon X (87 - 900C theo Morooka và các tác giả khác); [α]D24 (etanol): + 21,50C với nivalenol, + 29,60C với fusarenon.
Các chất đó tiêm vào màng bụng có độc tính cấp như nhau: đối với chuột nhắt: DL50= 4,0 mg/kg với nivalenol; 3,5 mg/kg với fusarenon; 3,56 mg/kg với fusarenon X. Tiêm dưới da: 4,5 và 4 mg/kg, và uống: 4,5 mg/kg với fusarenon X.
Cả hai chất nivalenol và fusarenon ức chế sự tổng hợp các protein trong các hồng cầu ở thỏ, hoạt tính của nivalenol gấp 10 lần fusarenon; sự ức chế này xảy ra ở các ribozom.
Việc nhiễm độc thể hiện bằng sự biến đổi các tế bào đang phát triển trong mô tạo huyết ở xương, trong lách, làm hạch bạch huyết cũng như trong biểu mô ruột; sự sinh sản tinh trùng cũng bị rối loạn.
Với chất fusarenon X, ở chuột nhắt, người ta thấy ruột bị giãn ra kèm chảy máu, tuyến ức bị teo và bầm máu, ngoại vi các thuỳ gan bị xung huyết, tất cả các triệu chứng đó đều kèm theo tiêu chảy.