Các loại thực phẩm chính hay nhiễm vi khuẩn này

Một phần của tài liệu Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực - thực phẩm- GS.TS Nguyễn Thị Hiền ( Chủ biên) pdf (Trang 43 - 44)

5. Từ nước biển

6.1.3.4.Các loại thực phẩm chính hay nhiễm vi khuẩn này

* Những thực phẩm có tính axit yếu hay đã nấu chín, nhất là đã ướp muối hay sau khi qua thanh trùng Pasteur (loại bỏ những vi khuẩn cạnh tranh), hay các thực phẩm được chế biến thủ công như bánh kem socola, khoai tây, thịt cua bể... có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Nhiều chủng Staphylococcus có nguồn gốc từ động vật là vô hại, chúng không sinh độc tố. Người ta tìm thấy trong mũi, trên bàn tay, trên da, trong họng người những chủng nguy hiểm và những chủng vô hại. Vì vậy, sự lan truyền bệnh dễ dàng khi người ta chế biến thức ăn bằng tay không có găng bảo vệ và nhất là khi người ta ho, hắt hơi, khạc nhổ...

** Những sản phẩm từ sữa: sữa tươi, kem, phomat, sữa bột, sữa đặc có đường...

Staphylococcus là nguyên nhân gây bệnh quan trọng chỉ đứng sau Salmonella trong sự nhiễm độc từ sữa. Loại vi khuẩn này nhiễm vào sữa qua da động vật có vú như bò sữa, dê sữa... Nếu sữa để lâu ngoài nhiệt độ thường rồi mới đưa vào thanh trùng thì nó vẫn có thể bị nhiễm độc do đã hình thành độc tố mà độc tố này đối kháng với điều kiện thanh trùng. Các loại bánh ngọt sản xuất bằng tay như kem sôcôla để lâu ngoài không khí ở nhiệt độ thường hoàn toàn có thể bị nhiễm khuẩn mặc dù đã qua thanh trùng từ trước hay trong quá trình sản xuất phomat khi mà sự tạo môi trường axit lactic quá chậm để có thể kìm hãm sự phát triển của loại vi khuẩn này. Hơn nữa, do đã có thanh trùng Pasteur nên đã loại trừ phần lớn những vi khuẩn đối kháng càng tạo điều kiện cho sự sinh sôi của Staphylococcus, chúng có thời gian tạo ra độc tố trước khi pH môi trường axit lactic hạ đến mức ức chế chúng. S.aureus cũng có thể có trong sữa bột do sự nhiễm tạp trong quá trình bao gói hay do sự sống sót của vi khuẩn này từ sữa tươi bị nhiễm tạp nhiều.

*** Các sản phẩm thịt đã được nấu chín hay chưa sau đó cho lên men: ở giai đoạn đầu của quá trình lên men thịt, vi khuẩn ít bị ức chế bởi nó có khả năng chịu muối và một lượng nhỏ axit, hơn nữa, lên men thường tiến hành ở nhiệt độ thường. Nói chung, những quy trình sản xuất làm chậm sự axit hóa của thịt đều tạo điều kiện cho sự phát triển của

Staphylococcus.

**** Các sản phẩm từ đậu tương: bột đậu có thể nhiễm Salmonella hoặc cả Staphyloccocus

trong các công đoạn của quá trình sản xuất. Nếu những sản phẩm này lại có tính axit thấp và không được xử lý nhiệt thì sẽ có khả năng nhiễm độc cao.

Một phần của tài liệu Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực - thực phẩm- GS.TS Nguyễn Thị Hiền ( Chủ biên) pdf (Trang 43 - 44)