Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá tiềm năng của mỗi phân khúc thị trƣờng, doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn một hoặc một số khúc triển vọng thuận lợi nhất để thâm nhập và phục vụ. Thị trƣờng mục tiêu của doanh nghiệp có thể là các mô thức sau:
- Tập trung phân khúc đơn: Phƣơng án này các doanh nghiệp chỉ lựa chọn cung cấp một loại sản phẩm cho một phân khúc thị trƣờng bằng một phƣơng thức tiếp thị duy nhất. Tuy nhiên, phƣơng án này có một số rủi ro. Cụ thể nếu chỉ tập trung vào một phân đoạn thị trƣờng duy nhất thì khi có một đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện, doanh nghiệp sẽ bị đe dọa mất phần lớn thị phần, thậm chí là toàn bộ thị trƣờng nếu đối thủ cạnh tranh mạnh hơn hẳn về quy mô và nguồn vốn. Điển hình
nhƣ trƣờng hợp của Tribeco, một hãng nƣớc ngọt liên doanh với Đức khá nổi tiếng
ở Việt Nam khoảng đầu thập niên 90. Sau khi Pepsi tiến hành cuộc đổ bộ ngoạn mục vào thịtrƣờng Việt Nam, Tribeco đành ngậm ngùi chấm dứt thời kỳ hoàng kim ngắn ngủi để chuyển sang sản xuất nƣớc uống sữa đậu nành nhằm tránh phải đối
đầu trực tiếp phân khúc nƣớc giải khát với Pepsi.
Ngƣợc lại, nếu chọn nhiều hơn một phân đoạn thị trƣờng để phục vụ, một công ty nên chú ý đến những phân đoạn thị trƣờng có mối tƣơng quan về chi phí và công nghệ sản xuất hoặc cung cấp các sản phẩm bổ sung. Ví dụ, nhƣ một cửa hàng
ăn có thể mở rộng thực đơn của mình để có thểđáp ứng đƣợc nhu cầu của nhiều đối
- Chuyên môn hóa có chọn lọc: Trong trƣờng hợp này, các doanh nghiệp sẽ
chọn lọc một số phân khúc thị trƣờng để hoạt động, mỗi phân khúc thị trƣờng đều có sức hấp dẫn khách quan và phù hợp với những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty.
Ƣu điểm của phƣơng án này là giúp doanh nghiệp đa dạng hóa rủi ro, dù cho một phân đoạn thị trƣờng có trở nên không hấp dẫn nữa thì công ty vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền từ những phân đoạn thị trƣờng khác. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp phải có tiềm lực lớn để thỏa mãn nhu cầu của các phân đoạn thị trƣờng khác nhau, nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thể phục vụ tốt ở tất cảcác đoạn thị trƣờng và gặp thất bại, hoặc doanh nghiệp quá chú trọng
ở một đoạn thị trƣờng mà bỏ quên các đoạn thị trƣờng còn lại làm lãng phí nguồn vốn đầu tƣ.
- Chuyên môn hóa sản phẩm: doanh nghiệp chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất và hiệu chỉnh tính năng cho phù hợp từng phân khúc thị trƣờng mục tiêu.
Ƣu điểm của phƣơng án này là doanh nghiệp không phải đầu tƣ quá nhiều vào khâu sản xuất sản phẩm, vì sản phẩm là tƣơng tự nhau ở tất cả các phân đoạn thị trƣờng. Chuyên môn hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Điểm hạn chế là nếu nhƣ trên thị trƣờng xuất hiện một sản phẩm mới đƣợc sản xuất bằng công nghệ hiện đại hơn, có thể thay thế hoàn toàn sản phẩm của doanh nghiệp đang cung cấp hiện tại thì kết quả tất yếu là doanh nghiệp đó sẽ bị
mất toàn bộ thịtrƣờng vì không có sẵn phƣơng án dự phòng.
- Chuyên môn hóa thị trƣờng: công ty tập trung vào việc phục vụ nhu cầu của một thị trƣờng mục tiêu duy nhất và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau cho thị trƣờng mục tiêu này. Doanh nghiệp có thể dành đƣợc tiếng tăm rộng khắp vì chuyên môn hóa vào việc phục vụ nhóm khách hàng này và sẽ trở thành một địa chỉ đáng tin cậy cho tất cả những sản phẩm mới mà nhóm khách hàng này có thể cần
dùng đến. Tuy nhiên, rủi ro là nếu toàn bộ phân đoạn thị trƣờng đó không sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nữa thì tổn thất sẽ rất lớn.
- Phục vụ toàn bộ thị trƣờng:doanh nghiệp hƣớng đến việc phục vụ toàn thị trƣờng với chiến lƣợc marketing không phân biệt. Việc lựa chọn thịtrƣờng mục tiêu
nhƣ thế này sẽ tập trung vào tìm kiếm điểm chung trong nhu cầu của khách hàng
hơn là sản xuất ra các sản phẩm khác biệt.
Phƣơng án này thƣờng đƣợc sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày
nhƣ: kem đánh răng, bột giặt, nƣớc giải khát... Phục vụ toàn thị trƣờng cũng đồng
nghĩa với sản xuất đại trà và tiếp cận tất cả khách hàng bằng một thông điệp và một chiến lƣợc marketing duy nhất, bất kểđối tƣợng đó có mối quan hệnhƣ thế nào với doanh nghiệp và những lợi ích mà họ có thể mang lại.
Với phƣơng án này, chỉ có những công ty lớn mới có thể thực hiện vì phải thỏa mãn đƣợc các yêu cầu nhƣ: sản phẩm phải phù hợp với hầu nhƣ toàn bộ thị trƣờng, mạng lƣới phân phối mạnh với những chiến lƣợc truyền thông, quảng bá rộng khắp. Ví dụ nhƣ: công ty IBM (thị trƣờng máy tính), General Motors (thị trƣờng xe cộ), Coca Cola (thị trƣờng đồ uống) và McDonald‟s (cửa hàng thức ăn nhanh) ban đầu đã theo cách thức này với việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
phục vụ cho toàn thịtrƣờng.