Chi phí có thểđƣợc phân loại và xác định theo nhiều cơ sở khác nhau chứa
đựng những ý nghĩa khác nhau đối với hoạt động quản lý kinh doanh. Ởgóc độ xác
định giá các chỉ tiêu chi phí có ý nghĩa quan trọng nhất là: * Tổng chi phí cốđịnh:
Tổng chi phí cốđịnh là toàn bộ chi phí cho đầu vào cốđịnh. Nó không thay
đổi theo mức độ sản xuất hay doanh số bán hàng. Ví dụ chi phí nhà xƣởng, chi phí
hoá đơn thuê nhà, tiền trả lãi, tiền lƣơng cho cán bộ quản lý. * Tổng chi phí biến đổi:
Là toàn bộ các loại chi phí chi cho các đầu vào biến đổi. Nó thay đổi tỷ lệ
thuận với mức sản xuất. Ví nhƣ nguyên liệu, vật liệu, lƣơng công nhân sản xuất..
Nhƣng nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì chi phí biến đổi là một hằng số. * Tổng chi phí:
Tổng chi phí = Tổng chi phí cốđịnh + Tổng chi phí biến đổi.
Ý nghĩa quan trọng bật nhất của các chỉtiêu nói trên khi đƣa ra các quyết
định về giá thể hiện ởphân tích điểm hoà vốn và lựa chọn mức giá thích hợp trong mối quan hệtƣơng quan giữa giá, doanh thu và tổng lợi nhuận.
b. Dáng điệu của chi phí ứng với mức sản xuất khác nhau trong một thời kỳ nhất định
Đểđịnh giá một cách khôn khéo ban lãnh đạo cần biết các chi phí của mình
thay đổi nhƣ thế nào với các mức sản xuất khác nhau.
Ví dụ. Một công ty xây dựng một nhà máy có quy mô sản xuất 1000 sản phẩm trong một ngày. Chi phí sẽ cao nếu một ngày chỉ sản xuất một vài sản phẩm, khi mức sản xuất tiến đến 1000 sản phẩm trong một ngày thì chi phí bình quân giảm xuống. Nguyên nhân là các chi phí chung đƣợc phân bổ cho nhiều đơn vị sản phẩm, nên mỗi đơn vị sản phẩm phải gánh chịu một phần chi phí nhỏhơn.
Giá thành đƣợc xác định theo công thức:
Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng chi phí / tổng sản lƣợng.
c. Dạng hình thành chi phí như một hàm sản lượng cọng dồn
Gỉa sử một công ty sản xuất 3000 máy bỏ túi trong một ngày. Khi công ty có
công nhân học đƣợc cách nâng cao hiệu suất, dòng vật tƣ đƣợc tổ chức tốt hơn, chi
phí mua sắm đƣợc cắt giảm… Kết quả chi phí bình quân có xu hƣớng giảm theo quá trình tích luỹđƣợc kinh nhiệm sản xuất.
d. Xác định chi phí mục tiêu
Ta thấy chi phí thay đổi theo quy mô và kinh nghiệm sản xuất. Những chi
phí đó cũng có thể thay đổi do những ngƣời thiết kế, các kỹsƣ và nhân viên cung ứng của công ty đã tập trung nổ lực cắt giảm bớt chúng. Cụ thể, ngƣời Nhật đã sử
dụng một phƣơng pháp gọi là chi phí mục tiêu. Họ sử dụng kết quả nghiên cứu thị trƣờng đểxác định những chức năng mong muốn của sản phẩm mới. Sau đó họ xác
định giá mà sản phẩm đó phải đƣợc bán với sức hấp dẫn của nó và giá cả của đối thủ cạnh tranh đã định. Từđó họ trừđi phần lợi nhuận mong muốn để có đƣợc chi phí mục tiêu mà họ phải đạt cho đƣợc. Sau đó họ rà soát các yếu tố chi phí với mục
tiêu chung là đƣa chi cuối cùng dự tính về mức chi phí mục tiêu. Nếu không thực hiện mục tiêu đó, thì họ quyết định không phát triển sản phẩm này, bởi nó không
bán đƣợc với giá mục tiêu và đem lại lợi nhuận mục tiêu.