Vấn đề không phải là loại bỏ mâu thuẫn mà là quản lý tốt hơn mâu thuẫn đó. Có một số cơ chế quản lý mâu thuẫn có hiệu quả.
- Chấp nhận những mục đích tối thƣợng, các thành viên của kênh bằng cách nào đó đi đến thoả thuận về mục tiêu cơ bản mà họ cùng đeo đuổi, có thể là đảm bảo sống sót, thị phần, chất lƣợng cao hay thoả mãn khách hàng.
- Một công cụ giải quyết mâu thuẫn hữu ích là trao đổi giữa hai hay nhiều cấp của kênh. Nhƣ vậy, mỗi ngƣời sẽ ngày càng thông cảm đƣợc với quan điểm của
- Bầu ban lãnh đạo, là một nổ lực của một tổ chức nhằm tranh thủ sự ủng hộ của những ngƣời lãnh đạo tổ chức khác bằng cách đƣa họ vào hội đồng tƣ vấn, hội đồng quản trị hay một cơ quan đại loại nhƣ vậy. Để họ thấy rằng nhƣng ý kiến của họ cũng đƣợc lắng nghe.
- Có thể làm đƣợc nhiều chuyện bằng cách khuyến khích sự liên kết trong và giữa các hiệp hội mậu dịch để buộc các bên chấp hành trật tự nghị quyết chung.
- Khi mâu thuẫn đã mang tính chất kinh niên hay hết sức nghiêm trọng, thì các bên phải sử dụng đến các biện pháp ngoại giao, trung gian hoà giải hay trọng tài phân xử.
Vì luôn có mâu thuẫn trong tất cả các tổ chức kênh nên các thành viên nên thoảthuận với nhau trƣớc về các phƣơng pháp giải quyết mâu thuẫn của kênh.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trình bày khái niệm, vai trò, chức năng phân phối?
2. Anh ( chị ) hãy phân tích mức độ đảm bảo dịch vụ mà khách hàng mong muốn.
3. Theo Anh ( chị) các doanh nghiệp tuyển động và động viên kênh phân phối của mình nhƣ thế nào.
4. Trong quá trình quản lý kênh, sự hợp tác, mâu thuẫn và cạnh tranh trong kênh diễn ra nhƣ thế nào.
5. Nếu Anh ( Chị ) tiến hành kinh doanh một sản phẩm ( nêu sản phẩm mà Anh (Chị ) định kinhdoanh)? Anh (Chị ) sẽ lựa chọn kênh phân phối, những trung gian phân phối nào? Tại sao?
Chƣơng 7. CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN, YỂM TRỢ