III/ Tiến trình tiết dạy:
2/ Kiểm tra bài cũ: (không)
3/ Bài mới:
a-Giới thiệu bài : (1/) Ta tiến hành luyện nói kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm. b- Vào bài mới:
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức
15’ Hoạt động 1: Ôn tập về ngôi kể I-Ôn tập về ngôi kể:
Trong văn tự sự có mấy ngôi kể? Phân biệt chúng?
-Ngôi thứ I: xưng tôi
-Ngôi thứ III: gọi tên nhân vật bằng tên gọi của chúng.
Một số văn bản đã dùng ngôi kể này?
I: Trong lòng mẹ, Lão Hạc II: Tức nước vỡ, Cô bé bán diêm.
Mỗi ngôi kể được sử dụng có nghĩa gì trong việc kể chuyện?
I: người kể trực tiếp kể chuyện, bộc lộ cảm xúc làm câu chuyện chân thực, sinh động II: người kể giấu mình giúp cách kể linh hoạt
Dựa vào đâu để lựa chọn ngôi kể cho phù hợp?
Cốt truyện, tình huống và yêu cầu đề.
Vì sao có những văn bản người ta dùng kết hợp cả hai ngôi kể?(thay đổi ngôi kể)
Để xem xét, đối chiếu sự việc dưới các góc cạnh khác nhau làm câu chuyện cụ thể hơn, sâu sắc hơn.
24’ Hoạt động 2: Luyện tập II- Luyện tập:
GV yêu cầu HS đọc đoạn trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
HS đọc
Phân tích việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong đoạn trích?
-Kể: kể lại việc chị Dậu đánh nhau với bọn người nhà Lý trưởng.
-Tả: tả lại cảnh đánh nhau
-Biểu cảm: cảm xúc của chị Dậu trước sự tàn bạo của chúng.
Hãy đóng vai chị Dậu, kể lại câu chuyện ấy?
Để thay đổi được ngôi kể, trong quá trình kể ta phải thay đổi những gì?
Lời xưng hô, thay lời thoại trực tiếp bằng lời thoại gián tiếp, thay đổi các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho phù hợp.
GV yêu cầu HS luyện nói theo nhóm HS luyện nói Yêu cầu: cần đảm bảo thay đổi được
ngôi kể hợp lý; thể hiện được cảm xúc của nhân vật trong đoạn trích.
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày HS trình bày Yêu cầu nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa chữa
* GV gọi một HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. *Bài cũ: - Tiếp tục luyện nói ở nhà.
-Tự thực hành thay đổi ngôi kể cho một số đoạn trong một số văn bản đã học. *Bài mới:Câu ghép:
+ Thế nào là câu ghép? Làm thế nào để phân biệt câu ghép và câu phức?
+ Các mối quan hệ thường gặp trong câu ghép là gì? Cho ví dụ ở từng trường hợp? +Vẽ sơ đồ mô hình câu ghép.
IV/Rút kinh nghiệm bổ sung:
Tuần 11 Ngày soạn:
Tiết 43 Ngày dạy:
CÂU GHÉP
I/Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
-Nắm được đặc điểm của câu ghép, đồng thời năm được hai cách nối các vế của câu ghép. -Rèn luyện kĩ năng viết câu dùng từ cho HS.
II/Chuẩn bị của thầy và trò: 1-Thầy :
- ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập … - Phương án tổ chức lớp: thảo luận.
2-Trò :
- Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
III/Tiến trình tiết dạy :
1/ Ổn định tình hình lớp: (1/)
-Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ nói quá trong câu sau: Cày đồng đang buổi ban trưa.
Trả lời : Nhấn mạnh nỗi vất vả cực nhọc của người nông dân, gây cảm xúc yêu thương nơi người đọc.
3/ Bài mới: