I/ Mục tiêu bài học:
Tiết:16 LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I/Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
-Hiểu được cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn trong văn bản, làm cho chúng liền ý, liền mạch, chặt chẽ nhau
-Rèn kĩ năng hành văn cho học sinh
II/Chuẩn bị của thầy và trò: 1-Thầy :
- Bảng phụ, phiếu học tập … - Phương án tổ chức lớp: thảo luận.
2-Trò:
- Nội dung kiến thức ôn tập, chuẩn bị ở nhà: bài soạn
III/Tiến trình tiết dạy: 1/ Ổn địnhtổ chức: (1/)
-Sĩ số.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2/ Kiểm tra bài cũ: không
3/ Bài mới:
a-Giới thiệu bài : (1/) -Các đoạn văn trong văn bản cần đảm bảo yêu cầu gì? (liên kết với nhau). Vậy ta dùng những phương tiện nào để liên kết chúng?
b-Vào bài mới:
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức
5’ Hoạt động 1: Công dụng của việc liên kết
I- Tìm hiểu:
Yêu cầu HS đọc BT2 SGK HS đọc II Bài học
Về hình thức, 2 đoạn văn ở hai bài tập có gì khác nhau? Từ đó chỉ ra sự khác nhau về mặt nội dung?
-Đ1: tả cảnh sân trường Mĩ Lý ngày khai trường; Đ2: cảm giác của tôi trong một lầm ghé thăm trường
-Đoạn ở BT2 có thêm từ trước
1/ Công dụng của việc liên kết
Gợi: xem xét nội dung của từng đoạn.
đó mấy hôm giúp người đọc liên
tưởng đến đoạn trước -> Tạo ra sự gắn kết chặt chẽ về ý giữa hai đoạn văn
Vậy cụm trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết. Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản là gì?
Làm cho các đoạn văn liền ý liền mạch có quan hệ ý nghĩa với nhau
24’ Hoạt động 2: Cách liên kết các đoạn văn
2/ Cách liên kết các đoạn văn
Thảo luận: mỗi nhóm 1 BT
GV treo bảng phụ ghi BTa HS đọc
Theo 2 đoạn văn trên thì quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm gồm những khâu nào?
Tìm hiểu và cảm thụ
Vậy hai đoạn văn có quan hệ gì về ý nghĩa?
Quan hệ liệt kê
Tác giả dùng từ ngữ nào để thể hiện quan hệ đó? Bắt đầu, sau … là Kể thêm một số từ ngữ khác có tác dụng tương tự? a/ Dùng từ ngữ có tác Dùng từ ngữ: dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các
GV treo bảng phụ ghi BTb HS đọc cụm từ thể hiện ý liệt
Chỉ ra quan hệ ý nghĩa của hai đoạn văn?
Quan hệ đối lập kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát
Để liên kết 2 đoạn văn theo mối quan hệ này, ta dùng những từ ngữ nào khác?
Nhưng, trái lại, tuy vậy, mà …
Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ.
Yêu cầu HS đọc BTc. HS đọc
Đó thuộc từ loại nào? Trước đó
là khi nào?
Đại từ. Là trước khi đi học buổi đầu tiên
Tác dụng của từ đó? Kể thêm một số từ có tác dụng tương tự như vậy?
Tác dụng liên kết. Một số từ khác: này, kia, nọ, ấy …
Yêu cầu HS đọc BTd HS đọc
Phân tích ý nghĩa hai đoạn văn trên?
Cái cụ thể và cái khái quát
Từ ngữ nào có tác dụng liên
kết chúng? Nói tóm lại
Kể thêm một số từ có tác dụng tương tự?
Như vậy cách liên kết đầu tiên em rút ra được?
Yêu cầu HS BT2 HS đọc
Hai đoạn văn trên liên kết với nhau nhờ phương tiện nào?
Ai dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
b/Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
Phương tiên liên kết này có gì khác so với các đoạn văn trên?
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
10’ Hoạt động 3: Luyện tập III-Luyện tập
Yêu cầu HS đọc và thực hiện
BT1 theo nhóm HS đọc và thực hiện 1/Các từ ngữ liên kết và mối quan hệ ý nghĩa a)Nói như vậy ->Giải thích
b)Thế mà -> Đối lập c)Cũng (nối đ1 với đ2);
tuy nhiên (nối đ3 với 2)
-> Sự tiếp diễn, đối lập Yêu cầu HS đọc và thực hiện
BT2 theo nhóm
HS đọc và thực hiện 2/Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết a)từ đó b)nói tóm lại c)tuy nhiên d)thật khó trả lời GV hướng dẫn HS thực hiện BT3 ở nhà. 4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (3’) *Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở.
-Nắm được công dụng của việc liên kết và cách liên kết và thực hành về cách liên kết này. -Tập viết những đoạn văn có liên kết bằng những phương tiện đã học.
*Bài mới: Từ địa phương, biệt ngữ xã hội:
-Thế nào là từ địa phương? Tìm hiểu một số từ địa phương ở địa phương mình? Tìm những câu thơ hay một số câu ca dao có sử dụng từ địa phương?
- Biệt ngữ xã hội là gì ? Biệt ngữ xã hội có dùng trong các văn bản nghệ thuật không? - Phân biệt từ địa phương và biệt ngữ xã hội?
IV/ Rút kinh nghiệm bổ sung:
Ngày soạn:20-9-05 Tuần 5. Bài 5 Tiết 17