Mối quan hệ giữa dạy học hợp tác và các PPDH khác

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 32 - 33)

DHHT là một PPDH phát huy được tốt tính tích cực của nguời học: Thúc đẩy quá trình học tập và tạo nên hiệu quả cao trong học tập khi HS tham gia vào các nhóm thảo luận. Thay vì chỉ học từ thầy, HS còn học từ bạn, từ tài liệu sách vở; tăng tính chủ động tư duy, sự sáng tạo và khả năng ghi nhớ của HS trong quá trình học tập; tăng thêm hứng thú học tập đối với người học; rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt, rèn luyện tinh thần hợp tác giữa các HS trong lớp; tăng cường trách nhiệm cá nhân trong tập thể, rèn luyện thói quen biết lắng nghe ý kiến của người khác; nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin của người học; thúc đẩy những mối quan hệ cạnh tranh mang tính tích cực trong học tập.

Như vậy, xét về động cơ học tập, DHHT có ưu thế về mối quan hệ tương tác với bạn học - một cơ hội để hỗ trợ hai chiều và kích thích lẫn nhau; Về mặt nhận thức, DHHT cho HS cơ hội để cụ thể hoá - biến tài liệu thành ngôn từ riêng của mình - cũng như cơ hội để bắt đầu sử dụng ngôn ngữ môn học. Ngoài ra, mỗi mô hình DHHT sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới thái

độ và quan điểm của HS về các mối quan hệ trong xã hội. Những hiệu quả to lớn mà sự hợp tác đem lại dựa trên rất nhiều kết quả quan trọng, tách việc hợp tác học tập từ các PP chính thống khác, làm cho nó trở thành một trong những cách thức quan trọng nhất thúc đẩy sự thành công trong việc học tập của HS. Một điều được mọi nhà lí luận DH thừa nhận QTDH là những quá trình hết sức phức tạp trong đó nhiều nhiệm vụ cụ thể được đan kết vào nhau một cách hữu cơ vô cùng tế nhị. Vì vậy, khó hi vọng có thể xây dựng hoặc sử dụng một PPDH nào đó là "chìa khóa vạn năng" để giải quyết trọn vẹn các nhiệm vụ này [34]. Việc nắm vững mặt mạnh, mặt yếu của từng PP về mặt thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong QTDH và lựa chọn được một hệ thống tối ưu các PP thích hợp về mặt tâm lí lứa tuổi, hợp lí về mặt lôgíc vừa là một yêu cầu khách quan vừa là một tiêu chuẩn đánh giá tài năng sư phạm của người GV. Tuy nhiên, theo định hướng đổi mới PPDH thì cần quan tâm tới các PPDH tích cực đó là "phát hiện và GQVĐ" ; " DH theo dự án", " DH kiến tạo"; " DHHT nhóm"... Các PP này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là trong DH kiến tạo, DH theo dự án hoặc trong DH phát hiện và GQVĐ đều có DHHT. Sự hợp tác này diễn ra giữa thầy với trò hoặc giữa trò với trò để giúp các em tìm tòi, phát hiện và GQVĐ của bài học. Vì vậy, PPDHHT có mối quan hệ chặt chẽ với các PPDH tích cực trên.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 32 - 33)