Trò chơi học tập Toán ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 40 - 42)

Chơi là một trong những hoạt động sống của con người. Cùng với lao động và học tập, chơi làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Đối với trẻ nhỏ, chơi chính là cuộc sống thực của chúng. Ở lứa tuổi HS Tiểu học, mặc dù hoạt động chơi đã lui về phía sau, nhường vai trò chủ đạo cho học tập, nhưng trò chơi vẫn có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của trẻ nói chung và sự phát triển của trẻ nói riêng.

Trò chơi học tập là loại trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của HS và gắn với nội dung bài học. Trò chơi học tập giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học.

Trò chơi học tập có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức cũng như sự phát triển nhân cách của HS. Nó tạo cho trẻ cảm giác được vui chơi, được thoải mái, tự nhiên, nhẹ nhàng không gò bó và từ đó trẻ dần dần đi đến lĩnh hội kiến thức bằng một con đường mới hoàn toàn nhẹ nhàng và đầy hứng thú.

Đối với HS Tiểu học, trò chơi học tập thường có nội dung đơn giản, vừa sức phù hợp với sự phát triển tâm lí của trẻ và nội dung chương trình Tiểu học quy định. Tính phức tạp của trò chơi được nâng dần từ thấp lên cao theo mức độ của kiến thức.

Trong quá trình tổ chức chơi các trò chơi có tính chất đồng đội GV cần chú ý đến yếu tố "thi đua". Có chuẩn và thang đánh giá thành tích chung của đồng đội. Có như vậy mới kích thích được tính tích cực phấn đấu của mỗi HS. Đồng thời vun đắp cho các em ý thức đồng đội, tình bạn thân ái. Vì thế, trong trò chơi học tập yếu tố thi đua theo đội, theo nhóm là sợi dây liên lạc gắn kết các thành viên trong đội với nhau tạo nên sức mạnh tập thể. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội không những giúp cho mọi thành viên đều được tham gia vào trò chơi mà còn tạo nên hiệu ứng làm việc hiệu quả. Những đội chơi thắng cuộc luôn là đội chơi có hiệu suất làm việc giữa các thành viên tốt nhất.

Thiết kế các trò chơi học Toán học ở Tiểu học

Căn cứ vào mục đích, mục tiêu của bài học; căn cứ vào tính chất của hoạt động chơi (cá nhân, nhóm); căn cứ vào đặc điểm nhận thức, nhu cầu và hứng thú học tập của HS. Trong QTDH Toán GV cần biết thiết kế những trò chơi học tập nhằm nhằm nâng cao hiệu quả DH.

Ví dụ về thiết kế trò chơi học tập Toán

Ví dụ. Trò chơi "Xì điện"

Mục đích: Rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS (dùng cho các lớp ở Tiểu học) Chuẩn bị: GV yêu cầu HS phải học thuộc các bảng cộng, trừ, nhân chia (lớp

1, lớp 2), hoặc quy tắc cộng, trừ, nhân, chia đối với các loại số tương ứng ở các lớp khác.

Luật chơi: Lớp chọn ra 2 đội (mỗi đội 6 bạn), các bạn còn lại là cổ động viên.

GV sẽ "châm ngòi" đầu tiên chẳng hạn 3 + 6 rồi chỉ vào một em thuộc trong hai đội, em đó phải bật ngay kết quả. Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền "xì điện" một bạn thuộc phe đối phương. Em đó đọc bất kỳ một phép tính nào, ví dụ 21 : 3 và chỉ vào một bạn (ở bên kia) bạn đó phải có ngay kết quả là 7, rồi lại "xì điện" trả lại đội ban đầu. Cứ như thế cô giáo cùng hai thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc được kết quả đúng là đội thắng.

Ví dụ. " Lắp ghép - Tạo hình với 7 mảnh"

Mục đích: Rèn luyện kĩ năng nhận dạng và biến

đổi hình.

Yêu cầu: Ghép 7 mảnh tạo thành hình vuông;

chuyển vị trí 2 mảnh để ghép thành hình chữ nhật; chuyển vị trí 2 mảnh để tạo hình thang; chuyển vị trí 2 mảnh để tạo hình tam giác.

Chuẩn bị: GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị 7 mảnh được cắt ra từ một hình

vuông như hình vẽ bên.

Luật chơi: Chơi đồng đội 4 HS (lớp 4) các thành viên của đội mỗi người một

thi đua trước sự cổ vũ của GV và các bạn trong lớp. Đội nào xong trước sẽ giơ cờ hiệu xin trả lời. Mỗi ý 10 điểm, hoàn thành sớm hơn được cộng 4 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc. Nếu 2 đội không làm được thì chuyển cho các bạn khác dưới lớp.

Chú ý trong dạy học Toán ở Tiểu học không nhất thiết lúc nào GV cũng phải thiết kế các hoạt động học tập thông qua trò chơi mà nhiều khi hoạt động đó chỉ cần mang yếu tố vui chơi.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 40 - 42)