- Chia nhóm, xác định mục tiêu hoạt động cho các nhóm, tổ chức cho HS giao lưu trong nhóm và hoạt động kiến tạo kiến thức theo sơ đồ: Tri thức
3.4.2. Tổ chức thực nghiệm vòn g
Tổ chức thực nghiệm vòng 2 nhằm thăm dò hiệu quả của việc điều chỉnh phương án dạy học theo DHHT.
Thực nghiệm ở vòng 2 nhằm trả lời câu hỏi: Việc phối hợp sử dụng các hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học theo môn Toán ở lớp 4 theo DHHT đã được điều chỉnh có phù hợp và hiệu quả không ? Tất cả điều đó cần tiếp tục được kiểm chứng trên thực tế bằng thực nghiệm.
3.4.2.2. Tiến hành thực nghiệm
Ở vòng 2, chúng tôi để GV dạy thực nghiệm dựa vào những mẫu thiết kế của vòng 1 tự thiết kế kế hoạch bài học. Từng GV dạy thực nghiệm trình bày kế hoạch đã thiết kế của mình, những điều còn băn khoăn, vướng mắc. Sau đó chúng tôi cùng với GV dạy thực nghiệm của ba trường họp thảo luận để đi đến thống nhất kế hoạch bài học dùng cho vòng 2. GV tiến hành thực nghiệm dạy học 4 bài thực nghiệm ở vòng 2 đã trình bày ở mục 3.3 của chương này.
3.4.2.3. Kết quả thực nghiệm
Sau khi đi dự giờ thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Chúng tôi chuẩn bị đề kiểm tra, hướng dẫn chấm, cách thức kiểm tra, chấm bài một cách nghiêm túc, khách quan như đối với vòng 1.
Sau khi thu bài chấm, chúng tôi thấy hiệu quả của các lớp thực nghiệm tăng một cách rõ rệt. So với kết quả bài làm ở vòng 1, giỏi tăng 4 bài, số bài đạt điểm trung bình giảm 2 bài, số bài đạt điểm yếu giảm 2 bài (kết quả cụ thể trình bày ở mục 3.5.2 của chương này).
3.4.2.4. Nhận xét
Quan sát hoạt động dạy học của GV và HS, chúng tôi nhận thấy, vai trò, vị trí của GV và HS đã thể hiện được khá rõ ràng theo yêu cầu của DHHT qua từng việc làm của GV và HS.
Về phía GV đã bước đầu có các kĩ năng thiết kế bài học gồm các kĩ năng: Thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy và thiết kế hoạt động.
Trong nhóm kĩ năng thực hiện giảng dạy của GV bao gồm các kĩ năng: kĩ năng thành lập nhóm, kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, kĩ năng giải thích mục tiêu và nhiệm vụ của HS trong DHHT, kĩ năng nhận xét đánh giá tương tác nhóm, GV thực hiện linh hoạt hơn so với vòng 1.
Còn nhóm kĩ năng hỗ trợ tiến hành DHHT bao gồm các kĩ năng: Quan sát, sử dụng kĩ thuật DHHT, sử dụng câu hỏi, sử dụng lời nói... đã hoàn thiện hơn.
GV tổ chức cho HS huy động kiến thức đã học để kiến tạo tri thức mới thông qua tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học hoặc vận dụng thực hành làm bài tập một cách khá hiệu quả. GV tổ chức dạy học hợp lí, phối hợp linh hoạt các phương pháp, biện pháp hỗ trợ DHHT; điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp với sự tác động của môi trường. Đánh giá kết quả học tập của HS đã thông qua quan sát cùng với sổ theo dõi, kết hợp với đánh giá đồng đẳng, qua báo cáo sản phẩm của nhóm hợp tác và qua bài kiểm tra đã tốt hơn so với vòng 1.
Còn đối với HS khi được tham gia học tập hợp tác nhóm (qua quan sát dự giờ dạy thực nghiệm) các em đã bước đầu hình thành một số kĩ năng cần thiết cần rèn luyện một số kĩ năng học hợp tác như: Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng, biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác, biết ngắt lời một cách hợp lí, biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối, biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục.
Nhìn chung, HS có hứng thú trong học tập, tích cực tham gia phát hiện và giải quyết vấn đề, các em rất vui khi tham gia vào các hoạt động trò chơi, câu đố vui toán học,... Thời lượng khi HS tham gia các hoạt động đó cũng được đảm bảo hơn so với vòng 1. Vai trò của nhóm trưởng, thư kí thể hiện rõ
nét hơn, mạnh dạn hơn trong việc quản lí, duy trì hoạt động, phân công các thành viên của nhóm thực hiện các nhiệm vụ. Những HS có khó khăn về học toán đã tránh đi sự mặc cảm hơn, nhiều tình huống cũng muốn thể hiện mình đặc biệt là các trò chơi, câu đố Toán học.
Mối quan hệ giữa GV và HS, giữa HS với HS được cải thiện. Các em đã có thêm tình bạn mới, biết giúp đỡ nhau trong học tập và hài lòng với những gì mình làm được, có niềm tin trong học tập,... Hiệu quả đạt được ở HS về tri thức và kĩ năng được bộc lộ khá rõ ràng trong giờ học qua việc tham gia học tập của các em.
Khi được hỏi về khả năng ứng dụng và hiệu quả của DHHT, các GV dạy thực nghiệm đều trả lời là rất ủng hộ PPDH theo DHHT do chúng tôi đề xuất. Ý kiến chung của GV cũng như đánh giá của các đồng sự trong các nhóm dự giờ là việc vận dụng DHHT trong QTDH môn Toán là hoàn toàn có thể thực hiện được, nếu vận dụng thường xuyên thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc xây dựng kế hoạch bài học, GV còn lúng túng khi xác định từng việc làm của GV và HS trong mỗi hoạt động. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc soạn bài một cách tỉ mỉ, chi tiết (dạy như thế nào thì viết như thế) kéo dài trong nhiều năm thành lối mòn và thói quen trong cách nghĩ, cách làm. Vì vậy, cần có thời gian để GV làm quen dần việc đổi mới cách soạn bài theo hướng lập kế hoạch bài học. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép chưa được thuần thục. Việc phối hợp các PPDH hiện đại GV trong DH Toán còn là một trở ngại đối với họ. Việc sưu tầm, thiết kế câu đố vui, trò chơi toán học,... cho phù hợp với từng bài dạy để tạo hứng thú cho HS còn gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn về tài liệu tham khảo và đòi hỏi phải có nhiều thời gian,... Hơn nữa, cách DH này tuy "nhàn" hơn nhưng lại đòi hỏi rất nhiều năng lực sư phạm của mỗi GV trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bài học.