Sử dụng các kĩ thuật DHHT trong môn Toán ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 97 - 103)

III. Củng cố, dặn dò

2.6.2. Sử dụng các kĩ thuật DHHT trong môn Toán ở Tiểu học

Nhiều công trình nghiên cứu về PPDHHT đều nói đến ưu điểm của PP này đó là: Phát triển khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của HS, rèn luyện cho HS một số kĩ năng (diễn đạt, giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo,...), nâng cao lòng tự tin, ý thức trách nhiệm của cá nhân với tập thể, thúc đẩy mối quan hệ cạnh tranh tích cực trong học tập. Tuy nhiên, khi vận dụng DHHT, GV Tiểu học gặp một số khó khăn trong thực tế giảng dạy của mình.

Thứ nhất: Có một số HS sinh ỷ lại vào nhóm hợp tác và GV không

kiểm soát hết được việc học của tất cả các HS.

Thứ hai: Sử dụng phương pháp DHHT mất nhiều thời gian cho nên đôi

khi để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ cần phải thực hiện của bài học thì lại thiếu thời gian.

Thứ ba: Việc trợ giúp các cá nhân, nhiều nhóm trong cùng một thời

điểm khó có thể thực hiện.

Chính vì vậy, chúng tôi giới thiệu ba "kĩ thuật" nhằm khắc phục những khó khăn trên.

Kĩ thuật khăn trải bàn

Bước 1 của HS trong quy trình thực hiện là "Gia nhập nhóm và tiếp cận

nhiệm vụ học tập". Trong bước 2 "Cá nhân tự nghiên cứu", GV có thể sử

dụng "Kĩ thuật khăn trải bàn"theo mô hình vẽ trên giấy A0

Cách tiến hành: theo mô hình vẽ trên giấy A0

- Hoạt động theo nhóm (4 HS /nhóm) - Mỗi HS ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa

- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề, …) V iế t ý k iế n c á nh ân V iế t ý ki ến c á nh ân

Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề

Viếtý kiến cá nhân

Hình 2.3: Mô hình khăn trải bàn

- Viết vào ô mang số của HS câu trả lời hoặc ý kiến của HS (về câu hỏi, chủ đề...).

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 3-5 phút

- Khi mọi HS đều đã xong thì tiến hành chia sẻ và thảo luận các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.

Việc sử dụng kĩ thuật này buộc tất các HS đều phải hoạt động độc lập và kết quả hoạt động đó được ghi ở phần ô của mình trước khi ghi vào phần chung của nhóm. Qua đó GV quan sát được và thấy được sản phẩm của từng HS để có thể bổ sung, điều chỉnh... ở quá trình tiếp theo. Cũng cần chú ý nếu nhóm mà lớn hơn 4 thì vẫn có thể áp dụng được kĩ thuật này bằng cách phân làm các phần tương ứng trên khăn trải bàn. [20]

Rõ ràng, khi áp dụng kĩ thuật này thì vấn đề khó khăn thứ nhất của người GV sẽ được tháo gỡ một cách hiệu quả.

Kĩ thuật các mảnh ghép (cải tiến mô hình Jigsaw)

Cách tiến hành: như hình vẽ Vòng 1 Vòng 2 Hình 2.4: Mô hình mảnh ghép Vòng 1

Hoạt động theo nhóm 3 người 1 1 1 2 \ 2 2 \ 2 2 \ 2 3 \ 2 3 \ 2 3 \ 2 2 1 3 1 \ 2 2 \ 2 3 \ 2 1 \ 2 2 \ 2 3 \ 2

Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C)

Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm và sẽ trở thành chuyên gia trong nhóm mới thuộc vòng 2.(Ở vòng 1 các nhóm chưa báo cáo kết quả của nhóm mình mà chuyển sang nhóm ở vòng 2)

Vòng 2

Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3). Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết. [20]

Chú ý tùy theo nội dung của bài học mà có thể chia nhóm ở vòng 1 với số lượng HS khác nhưng vẫn phải đảm bảo bản chất của kĩ thuật các mảnh ghép.

Ví dụ: Hãy chia một hình chữ nhật thành 4 hình chữ nhật hoặc hình tam giác

có diện tích bằng nhau? (Toán 5)

Vòng 1:

- Nhiệm vụ A: Hãy chia một hình chữ nhật thành 4 hình chữ nhật có diện tích bằng nhau?

- Nhiệm vụ B: Hãy chia một hình chữ nhật thành 4 hình tam giác có diện tích bằng nhau?

- Nhiệm vụ C: Hãy chia một hình chữ nhật thành 4 hình có diện tích bằng nhau? (Trong đó gồm 2 hình tam giác và 2 hình chữ nhật)

HS Tiểu học đã được học về diện tích của hình chữ nhật, hình tam giác. HS có thể có dựa vào các kiểu hình khác nhau mà có những phương án giải quyết bài toán.

Nhóm 1: (giải quyết nhiệm vụ A): Chia hình chữ nhật đó thành 4 hình chữ nhật bằng nhau: chia chiều dài thành 4 phần bằng nhau rồi nối các điểm chia đối diện tương ứng tương ứng, tương tự đối với viêc chia chiều rộng hoặc lấy trung điểm của mỗi cạnh rồi nối lại, có 3 cách sau.

Nhóm 2: (giải quyết nhiệm vụ B) Chia hình chữ nhật thành 4 hình tam giác: Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau, hai tam giác có đáy và đường cao bằng nhau cũng có diện tích bằng nhau. Với những hiểu biết đó HS có thể có một số cách giải như sau:

Nhóm 3: (giải quyết nhiệm vụ C) Hãy chia một hình chữ nhật thành 4 hình có diện tích bằng nhau? (trong đó gồm 2 hình tam giác và 2 hình chữ nhật)

Vòng 2: (thực hiện phân lại nhóm)

GV đưa ra nhiệm vụ đó là bài toán ban đầu chính là hợp của 3 nhiệm vụ A, B, C. Làm như vậy việc thực hiện một nội dung DH nào đó vẫn đạt được mục tiêu nhưng giảm bớt đáng kể về thời gian.

Nếu khi HS học đến diện tích của hình thang thì bài toán trên GV có thể hướng dẫn HS khai thác ở khía cạnh khác các trường hợp ở trên. Vì vậy, bài toán trên cũng có thể nói nó có tính “mở ” và là một vấn đề được rất nhiều nhà giáo dục rất quan tâm nghiên cứu khi rèn luyện tư duy cho HS. Phương pháp DHHT nhóm có thể nói là phù hợp với ví dụ nêu trên và việc sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép mang lại hiệu quả rất cao. Thông qua đó khó khăn thứ hai của GV như đã nói ở trên có thể giải quyết được. (Nội dung này đã được công bố trên Tạp chí Giáo dục số 275 trang 32-33)

Phiếu giao việc, phiếu hỗ trợ học tập

Mục đích dùng phiếu giao việc giúp GV tiết kiệm được thời gian yêu cầu nhiệm vụ đối với các nhóm (đặc biệt là khi các nhóm có nhiệm vụ khác nhau)

Trung tâm giáo dục dựa trên kinh nghiệm (CEOGO), Đại học Công giáo Leuven, Bỉ, đã đưa ra một mô hình về DHHT nhóm, trong đó có sự phân công vị trí của từng thành viên sẽ đảm nhận những vai trò gì trong nhóm. Họ đã giới thiệu mối quan hệ giữa mức độ hỗ trợ của GV với nhu cầu của HS như sau.[20, tr.17]

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa các mức độ hỗ trợ của GV với nhu cầu của HS

Hỗ trợ Nhu cầu

Nhiều Ít Không có

Nhiều Cân bằng Tương tác

tích cực

Thiếu thốn (bị bỏ rơi)

Ít Nhàm chán Cân bằng Tương tác

tích cực

Không có Tương tác không tích cực

Nhàm chán Cân bằng

Mục đích: Với các nhóm có nhiệm vụ khác nhau, nên nếu có nhu cầu

trợ giúp của các nhóm HS cùng một thời điểm sẽ gây khó khăn cho GV. Vì vậy, cần phải thiết kế phiếu trợ giúp ở nhiều mức độ khác nhau.

Cách thiết kế: Tùy vào tình huống cụ thể chia các mức độ trợ giúp tăng

dần theo nhu cầu của HS.

Cách sử dụng: Đặt các phiếu hỗ trợ vào trong hộp, bên ngoài có ghi

dùng cho nhóm nào, mức độ nào. Thực tế khi sử dụng GV cần khuyến khích, động viên HS suy nghĩ giải quyết vấn đề, để mức độ hỗ trợ của GV cho HS luôn luôn là tương tác tích cực và rõ ràng phù hợp với thuyết về vùng phát triển gần nhất của Vưgôtxky. Như vậy khó khăn thứ ba của GV được giải quyết.

Ví dụ: Với tình huống trong tiết 161(lớp 4) đã nêu ở trên cụ thể: Bài tập 4

Một tờ giấy hình vuông có cạnh 2

5m.

a) Tính chu vi và diện tích tờ giấy hình vuông đó.

b) Bạn An cắt tờ giấy đó thành các ô vuông, mỗi ô có cạnh 2

25 m thì cắt được tất cả bao nhiêu ô vuông?

c) Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 4

5m và có cùng diện tích với tờ giấy hình vuông đó. Tìm chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật.[37]

- GV chia bài trên thành 4 bài toán đơn và giao nhiệm vụ cho các nhóm 4 và sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép với nhiệm vụ của các nhóm như sau:

Nhóm 1: Một tờ giấy hình vuông có cạnh 2

5 m. Tính chu vi tờ giấy đó.

Nhóm 2: Một tờ giấy hình vuông có cạnh 2

Nhóm 3: Bạn An cắt tờ giấy hình vuông có diện tích 4

25m2 thành các ô vuông, mỗi ô vuông có cạnh là 2

25m thì cắt được tất cả bao nhiêu ô vuông?

Nhóm 4: Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài bằng 4

5 m và có diện tích là

4

25 m2. Tìm chiều rộng tờ giấy đó.

Thiết kế các phiếu hỗ trợ cho tình huống trên cụ thể như sau Nhóm Mức độ Nội dung phiếu hỗ trợ học tập

1

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w