III. Củng cố, dặn dò
2.6. Một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng DHHT 1 Bồi dưỡng một số kĩ năng trong DHHT cho GV và HS.
2.6.1. Bồi dưỡng một số kĩ năng trong DHHT cho GV và HS.
Qua điều tra thực tiễn thấy đa số GV chưa hiểu nhiều về PPDHHT. Theo họ thì học hợp tác nhóm là xếp các em vào một nhóm để cùng giải quyết một câu hỏi khó mà một em HS bình thường không thể giải quyết được. PPDHHT trong QTDH Toán ở Tiểu học không đơn thuần là sự điều khiển một nhóm HS, chia HS trong lớp ra thành các nhóm nhỏ để thảo luận một hoặc một số vấn đề. Nó cũng không có nghĩa là HS ngồi với nhau thành nhóm rồi giải quyết vấn đề chung một cách riêng lẻ hoặc chỉ có một vài thành viên trong nhóm giải quyết vấn đề của cả nhóm. DHHT đòi hỏi sự hướng dẫn của GV đối với HS, nhằm tạo động lực chung cho cả nhóm, phát triển các kĩ năng làm việc theo nhóm mà HS cần có. Vì vậy, để vận dụng có hiệu quả PPDHHT trong môn Toán ở Tiểu học đòi hỏi người GV cần nắm được cơ sở khoa học
Trường TH... PHIẾU GIAO VIỆC SỐ 3(chung cho các nhóm)
Lớp...
1. Giải bài tập sau
Một tờ giấy hình vuông có cạnh 2
5 m.
a) Tính chu vi và diện tích tờ giấy hình vuông đó.
b) Bạn An cắt tờ giấy đó thành các ô vuông, mỗi có cạnh là 2
25m thì cắt được tất cả bao nhiêu ô vuông?
c) Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài bằng 4
5 m và có cùng diện tích với tờ giấy hình vuông đó. Tìm chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật.
(Thi đua giữa các nhóm với luật chơi: Đội thắng cuộc là đội có giải xong các phần trong khoảng thời gian nhanh nhất)
của DHHT và yêu cầu về việc vận dụng cơ sở khoa học đó vào QTDH; những lí luận của DHHT; các nguyên tắc; các điều kiện của DHHT… trong QTDH.
Trong [53], mục tiêu học tập hợp tác trong khoa học giáo dục và giáo dục Toán học là nâng cao thành tích, kĩ năng giải quyết vấn đề, thái độ và các giá trị khắc sâu. Học tập hợp tác không phải không có thách thức. Ban đầu GV và HS phải đối mặt với nhiều thách thức. Những vấn đề chính phát sinh bao gồm: Công tác chuẩn bị mất nhiều công sức của GV, đó là một gánh nặng đối với họ để chuẩn bị vật liệu mới, sợ hãi mất nhiều thời gian của các bài giảng, thiếu sự tự tin với PPDH mới, do đó họ cần có một thời gian để làm quen. Chính vì vậy cần bồi dưỡng cho GV một số kĩ năng cần thiết như:
Nhóm kĩ năng thiết kế bài học gồm các kĩ năng: Thiết kế mục tiêu, nội
dung, PP, phương tiện và thiết kế hoạt động.
Nhóm kĩ năng thực hiện giảng dạy bao gồm các kĩ năng: kĩ năng thành
lập nhóm, kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, kĩ năng giải thích mục tiêu và nhiệm vụ của HS trong DHHT, kĩ năng nhận xét đánh giá hợp tác nhóm.
Nhóm kĩ năng hỗ trợ tiến hành DHHT bao gồm các kĩ năng: Quan sát,
sử dụng kĩ thuật DHHT, sử dụng câu hỏi, sử dụng lời nói.
Để thực hiện có hiệu quả PPDHHT trong môn Toán ở Tiểu học, GV cần phải rèn luyện cho HS một số kĩ năng cần thiết sau đây:
Kĩ năng giao tiếp, tương tác HS với HS. Đó là: Biết lắng nghe và trình
bày ý kiến một cách rõ ràng; biết ngắt lời một cách hợp lí; biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối; biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục.
Kĩ năng tạo môi trường hợp tác: Đây là sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn
kết giữa các thành viên.
Kĩ năng xây dựng niềm tin: Đây là kĩ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là
đối tượng HS có khó khăn về học Toán.
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Đây là kĩ năng giúp HS tránh những từ
đúng, sai mà cần thay vào đó những cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lí hơn... (Nội dung này được trình bày cụ thể hơn ở Phụ lục 4)