Đánh giá HS trong quá trình vận dụng DHHT của G

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 113 - 122)

- Chia nhóm, xác định mục tiêu hoạt động cho các nhóm, tổ chức cho HS giao lưu trong nhóm và hoạt động kiến tạo kiến thức theo sơ đồ: Tri thức

2.7. Đánh giá HS trong quá trình vận dụng DHHT của G

Đánh giá có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Mục đích của đánh giá là nâng cao chất lượng học tập của HS. Có ba loại hình đánh giá tiêu biểu đó là: Về việc học; Vì việc học; Trong việc học. [21, tr.17]

Bảng 2.2: Về các loại hình đánh giá được giới thiệu bởi Leuven

Loại hình Mục đích Hình thức đánh giá

Về việc học Đánh giá kết quả Kiểm tra

Vì việc học Đánh giá quá trình Phản hồi thường xuyên cho HS nhằm duy trì sự tiến bộ Trong việc học Tự đánh giá để nâng

cao chất lượng học tập

Tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng

Để đánh giá HS thì ta có thể đánh giá kiến thức mà HS thu nhận được, các kĩ năng và thái độ mà HS đạt được trong quá trình thực hiện các hoạt động trong nhóm học tập.

- Đánh giá kiến thức HS thu nhận được: Đảm bảo tính đúng đắn, chính xác, không gây những hiểu biết sai lệch.

- Đánh giá về thái độ học tập và hoạt động trong nhóm: trước hết là thái độ nghiêm túc trong quá trình thực hiện kế hoạch của nhóm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, trong đánh giá HS khi tổ chức DHHT, GV nên chú ý đánh giá HS về một số mặt sau:

- Sự hứng thú với các công việc được giao - Sự tham gia nhiệt tình trong các hoạt động - Trách nhiệm của người học trong nhóm học tập

Thực tế, trong các trường học của Việt Nam do điều kiện cơ sở vật chất cũng như số lượng HS trong một lớp khá đông nên việc hình thành các đội, nhóm lí tưởng (4- 6 HS / nhóm) trong thời gian dài (1 tuần, 1 tháng) là việc khó thực hiện, đòi hỏi người GV phải có nhiều kinh nghiệm và linh hoạt trong quá trình tổ chức giảng dạy cũng như trong việc kiểm tra, đánh giá.

Trong DHHT, GV cần phối hợp cả ba loại hình đánh giá của Leuven, phải thận trọng về cấu trúc chấm điểm trong hệ thống điểm hàng tuần. Nhất quán với quan niệm điểm hợp tác, điều quan trọng cho GV là chấm sản phẩm

của nhóm - cả kết quả cuối cùng và hành vi hợp tác. Đồng thời GV cũng phải

đánh giá sự đóng góp của từng thành viên với thành quả cuối cùng của cả đội. Tuy nhiên những nhiệm vụ đánh giá tay đôi có thể gây trở ngại cho GV khi họ cố gắng cho điểm cá nhân và cho thành quả của tập thể. Ví dụ, trong một nhóm (đội) một số HS nỗ lực hoàn thành phần lớn nhiệm vụ của nhóm và họ sẽ không bằng lòng với các bạn cùng nhóm, lớp. Những người chỉ đóng góp một phần nhỏ nhưng lại được bằng điểm với họ. Tương tự như vậy, HS mà phớt lờ trách nhiệm với nỗ lực của nhóm có thể hình thành sự chỉ trích đến cách cho điểm đối với công việc mà HS đó không hoàn thành. Một số GV có kinh nghiệm đã tìm ra giải pháp là chú trọng đến những nỗ lực và thành quả của HS. GV hoặc các nhóm trong lớp báo cáo và công bố kết quả của đội và của từng cá nhân thông qua bảng thông báo vắn tắt.

Ngoài mục tiêu là phát triển kiến thức, kĩ năng Toán học thì DHHT còn góp phần hiệu quả để phát triển các kĩ năng xã hội, đặc biệt là các kĩ năng hợp tác và cộng tác. Những kĩ năng này không dễ để đánh giá như các kĩ năng khác. Vì vậy cần phải làm cho HS thấy họ là một phần trong hệ thống đánh giá của GV.

Để đảm bảo được mục đích, yêu cầu và nội dung của đánh giá trong DHHT thì GV cần phải kết hợp các phương pháp đánh giá sau:

- Định tính: Quan sát hành vi của HS, ghi chép bằng sổ theo dõi (thời điểm, quá trình học tập).

- Định lượng: Chấm điểm bài làm (tự luận, trắc nghiệm,...); chấm điểm báo cáo sản phẩm.

- Kết hợp tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

Chấm điểm học hợp tác của HS thông qua quan sát kết hợp sổ theo dõi

với Trung tâm Giáo dục dựa trên kinh nghiệm (CEGO) của Đại học Công giáo Leuven, Vương quốc Bỉ đã tập huấn tại Nghệ An, năm 2009. Cụ thể:

- Công cụ quan sát: Quan sát cùng với ghi lại những cái quan sát được về năng lực và hành vi của HS.

- Năm yếu tố quan trọng trong công cụ quan sát đó là:

+ Nhận xét cần ít suy luận - Nhận xét cần nhiều suy luận (Ví dụ: Số lần HS cần phiếu hỗ trợ học tập - Xếp hạng phần báo cáo kết quả học hợp tác).

+ Quan sát theo sự kiện - Quan sát theo thời gian (Ví dụ: Quan sát sự chú tâm vào bài học, giải thích rõ khi trả lời câu hỏi - Tỷ lệ % HS không tham gia vào nhiệm vụ được giao trong 10 phút chẳng hạn)

+ Quan sát tất cả các đối tượng - Chỉ quan sát các đối tượng mục tiêu (yếu tố này liên quan đến việc xác định đối tượng quan sát là ai)

+ Thời điểm diễn ra sự kiện - Sau một khoảng thời gian ( Ví dụ: Sự thay đổi của HS sau lời nói của GV - Để xếp hạng độ khó của một nhiệm vụ học tập, GV quan sát và lắng nghe phản ứng của HS đối với nhiệm vụ)

+ Định lượng - Định tính ( PP định lượng là thu thập thông tin quan sát dưới dạng hình thức có thể chuyển trực tiếp sang dữ liệu số học - PP định tính là ghi lại và mô tả thông tin dưới hình thức không có mục đích rút gọn thành dữ liệu số học hoặc cần sử dụng các PP phân tích định tính để chuyển sang dữ liệu số học). [21, tr.4]

Những điều cần lưu ý đối với GV khi đánh giá bằng quan sát đó là: GV cần tập trung vào những lĩnh vực đáng chú ý; ghi lại cả điểm mạnh và năng lực của HS, không chỉ tập trung vào các điểm yếu của các em; cần nhìn nhận tổng thể về HS; sử dụng nhiều PP quan sát hành vi của HS; quan sát dựa trên thực tế nhưng cần thu thập các bằng chứng; tránh hội chứng kiểm tra và gắn

danh hiệu.

Bảng2.3: Thang mức đo độ tham gia của HS trong DHHT giới thiệu bởi Leuven

hành vi kéo dài thời gian vô ích

Mức 2 Hoạt động gián đoạn: Một số thời điểm trú tâm vào nhiệm

vụ + thụ động - hoạt động tư duy hạn chế

Mức 3 Hoạt động đôi lúc bị gián đoạn: Tham gia hoạt động nhưng

không thực sự tập trung - hoạt động hời hợt

Mức 4 Hoạt động có thời điểm chăm chú: Một số thời điểm tập

trung và hoạt động tư duy cấp cao

Mức 5 Hoạt động chăm chú liên tục: Liên tục tập trung cao độ-

hoàn toàn bị lôi cuốn vào hoạt động

Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả DHHT ở đây nêu lên một số tiêu chí chung đối với hoạt động của GV, đối với quy trình tổ chức DHHT, đối với kết quả đạt được về kiến thức, kỹ năng nói riêng và năng lực của HS nói chung khi đã hoàn thành việc tổ chức DHHT đối với một chủ đề. Hoạt động đánh giá khi tổ chức DHHT cần phải đảm bảo được các chức năng của nó (định hướng, xác nhận, điều chỉnh). Tuy nhiên, trong đánh giá về tổ chức DHHT chủ yếu là đảm bảo chức năng xác nhận và điều chỉnh. Đánh giá kết quả DHHT cần được tiến hành thường xuyên trong cả quá trình đối với các nội dung đã được chọn, cụ thể là theo các giai đoạn từ xác định chủ đề và mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và tổng kết.

Xem xét mục tiêu đáp ứng việc đánh giá năng lực của HS theo PISA qua DHHT

PISA là viết tắt của "Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá HS quốc tế" do tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. PISA là một chương trình đánh giá tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện bởi các mẫu ngẫu nhiên ở lứa tuổi 15 trong các nhà trường (chính quy và phi chính quy) và được triển khai 3 năm 1 lần (bắt đầu từ 2003). Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất nhằm đánh giá năng lực của HS độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các

quốc gia OECD và một số quốc gia ngoài OECD. Mục tiêu của PISA là đánh giá mức độ đạt được những năng lực mà HS được chuẩn bị để đáp ứng những thách thức của cuộc sống sau này. Nội dung đánh giá của PISA được xác định dựa trên các năng lực chủ chốt cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục cụ thể ở từng quốc gia.

Theo [76], PISA đã xác định và chọn lựa các nhóm năng lực chủ chốt cần thiết giúp cả trẻ em và người lớn sống một cuộc sống có trách nhiệm và thành công trong một xã hội dân chủ hiện đại, đa dạng, phân hóa, có xu thế toàn cầu hóa, có nền khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng và liên tục, đó là: (1) Sử dụng công cụ một cách thông minh; (2) Hành động một cách tự chủ, sáng tạo; (3) Tương tác hoà đồng với nhiều nhóm xã hội. Trong mỗi nhóm lại có một số năng lực được nhìn nhận theo cách tiếp cận tổng thể, tích hợp và cụ thể hóa. Nhóm năng lực này là cơ sở để PISA xây dựng bộ công cụ đánh giá nhằm đo các chỉ số năng lực thành phần ở các lĩnh vực cần đánh giá: đọc hiểu, Toán học và khoa học.

Theo PISA, năng lực Toán học phổ thông của HS là năng lực của một cá nhân có thể nhận biết về ý nghĩa, vai trò của kiến thức Toán học trong cuộc sống, khả năng lập luận và giải Toán, vận dụng kiến thức Toán theo cách nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống hiện tại và tương lai một cách linh hoạt. PISA xem xét năng lực Toán học phổ thông theo 3 cấp độ sau:

- Cấp độ 1: Ghi nhớ, tái hiện (HS có thể nhớ lại các đối tượng, định nghĩa, các tính chất Toán học; thực hiện được cách làm quen thuộc; áp dụng được các thuật toán tiêu chuẩn).

- Cấp độ 2: Kết nối và tích hợp (HS có thể kết nối, tích hợp thông tin để giải quyết các vấn đề đơn giản; tạo một kết nối trong các cách biểu đạt khác nhau; đọc và giải thích được các kí hiệu, ngôn ngữ hình thức (của Toán học), hiểu mối quan hệ của chúng với ngôn ngữ tự nhiên).

- Cấp độ 3. Khái quát hóa, Toán học hóa (HS có thể nhận biết nội dung TH trong tình huống có vấn đề phải giải quyết; sử dụng kiến thức Toán học để giải quyết vấn đề, biết phân tích, lập luận, chứng minh Toán học).

Ví dụ: Khi học về diện tích các hình (tam giác, chữ nhật, vuông, hình thang… theo chương trình lớp 5) GV chú ý các cấp độ:

Cấp độ 1: Ghi nhớ, tái hiện (HS có thể nhớ lại công thức tính diện tích các hình quen thuộc; áp dụng được các công thức để thực hiện cách làm quen thuộc là tính diện tích các hình).

- Cấp độ 2: Kết nối và tích hợp: HS có thể kết nối, tích hợp các công thức để giải quyết các vấn đề đơn giản như: Tính diện tích một hình có 2 nửa: Một nửa là tam giác, một nửa là hình chữ nhật. Ở đây, đòi hỏi HS tạo một kết nối trong các cách biểu đạt diện tích cần tìm dưới dạng tổng của hai phần diện tích; giải thích sự hợp lý trong cách biểu đạt (kí hiệu) mới cho người khác hiểu và chấp nhận sự hợp lý trong cách biểu đạt mới đó với ngôn ngữ diện tích đã được học.

- Cấp độ 3. Khái quát hóa, toán học hóa: HS có thể nhận biết nội dung toán học trong tình huống thực tiễn có vấn đề cần phải giải quyết; sử dụng kiến thức về diện tích các hình để giải quyết vấn đề, phân tích, lập luận, chứng minh toán học. Chẳng hạn giải bài toán thực tiễn sau:

Một người có 32m gỗ, anh ta muốn làm một hàng rào xung quanh các luống hoa. Anh ta đang cân nhắc cách thiết kế sau cho các luống hoa:

Hãy khoanh tròn “có” hoặc “không” với mỗi cách thiết kế này kèm theo sự giải thích.

Các thiết kế Có thể dùng 32m gỗ để làm hàng rào mảnh vườn này không?

Thiết kế A Có / Không

Thiết kế B Có / Không

Thiết kế C Có / Không

Thiết kế D Có / Không

Lí luận của PPDHHT cho thấy, DHHT trong môn Toán ở Tiểu học đặc biệt có ưu thế trong việc chuẩn bị cho HS Tiểu học vốn kĩ năng thành phần đáp ứng các tiêu chuẩn theo thang đánh giá HS quốc tế PISA. Trong đó, nhóm năng lực chủ chốt tương tác hoà đồng với nhiều nhóm xã hội, sử dụng

công cụ (Toán học) một cách thông minh (trong đó có năng lực Toán học) có

điều kiện được phát triển tốt hơn trong quá trình hợp tác giải quyết vấn đề. Như vậy, nhìn nhận theo quan điểm về cách đánh giá của PISA, việc đánh giá, chấm điểm quá trình học tập hợp tác của HS trong môn Toán ở

Tiểu học cần xem xét đến các việc hình thành, phát triển ở HS các khả năng sau:

- Khả năng kết nối các kiến thức của Toán học tới các vấn đề của thực tiễn: bao gồm khả năng liên tưởng, kết nối các vấn đề của thực tiễn (ở mức độ vừa sức HS) với các kiến thức của Toán học và ngược lại; kiểm soát thông tin Toán học nhằm sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu, biểu thức Toán học một cách đúng

đắn; khả năng chuyển một bài Toán thực tiễn thành mô hình Toán học bằng ngôn ngữ Toán học.

- Khả năng truy cập, tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân hay tập thể phục vụ cho việc giải quyết vấn đề trong môn Toán.

- Khả năng hành động một cách tự chủ, sáng tạo, bảo vệ và khẳng định ý kiến cá nhân, thể hiện rõ trách nhiệm cá nhân với những giới hạn cho phép trong quá trình tương tác nhóm.

- Khả năng xác định mục tiêu hành động, xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân hướng đích mục tiêu đó; có cách thức quyết định và có thể thay đổi hành động phù hợp với hoàn cảnh.

- Khả năng thiết lập quan hệ tốt với bạn bè trong nhóm và ngoài nhóm; hợp tác hành động hiệu quả trong mọi tình huống; duy trì và quản lí mối quan hệ cá nhân với bạn khác theo cách tôn trọng, đánh giá đúng mức các giá trị, quan điểm, kết quả của bạn để tạo ra một môi trường thân thiện; cân nhắc trong cam kết các nhu cầu, mục đích và quyền lợi của cá nhân với những thành viên khác trong nhóm; đưa ra những ý tưởng và biết lắng nghe ý tưởng những người khác; biết xây dựng các liên minh hoặc chiến thuật bền vững; biết đàm phán; đưa ra quyết định trước sự đa dạng của ý kiến; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn; đồng cảm, chia sẻ với người khác.

Tiểu kết chương 2

1. Luận án đã xác định được điều kiện đối với GV, HS, cơ sở vật chất, điều kiện về môi trường học tập và các nhiệm vụ quản lí để vận dụng DHHT hiệu quả.

2. Đề xuất sáu hướng thiết kế sư phạm cho nội dung DH trong chương trình, SGK Toán Tiểu học nhằm vận dụng DHHT có hiệu quả.

3. Xây dựng được quy trình và vận dụng DHHT để thiết kế một số kế hoạch bài học cho các tình huống điển hình trong DH Toán ở Tiểu học.

4. Đề xuất được ba biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng DHHT trong môn Toán ở Tiểu học và hướng dẫn sử dụng các biện pháp, kĩ thuật đó thông qua những ví dụ cụ thể trong QTDH.

5. Hướng dẫn GV đánh giá kết quả học tập hợp tác của HS thông qua quan sát kết hợp với sổ theo dõi quá trình học tập của các em.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 113 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w