Kết quả thực nghiệm qua các vòng

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 133 - 135)

- Chia nhóm, xác định mục tiêu hoạt động cho các nhóm, tổ chức cho HS giao lưu trong nhóm và hoạt động kiến tạo kiến thức theo sơ đồ: Tri thức

3.5.2. Kết quả thực nghiệm qua các vòng

Dựa trên các tiêu chí đánh giá thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả dạy học qua các vòng thực nghiệm và thu được kết quả như sau:

3.5.2.1. Về định tính

Chúng tôi chỉ đánh giá định tính 90 HS ở các lớp thực nghiệm theo hai giai đoạn trước thực nghiệm vòng 1 và sau thực nghiệm vòng 2. Để đánh giá được định tính theo các tiêu chí đã nêu, chúng tôi quan sát và ghi chép cụ thể các hoạt động DH của GV và HS trong tiết học, sau đó tiến hành phân tích. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo ý kiến và hồ sơ của GV dạy thực nghiệm, xem vở ghi của HS, sử dụng phiếu hỏi ý kiến HS (Phụ lục 2). Kết quả định tính được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả định tính

Các tiêu chí đánh giá Trước TN Sau TN

SL Tỉ lệ %

SL Tỉ lệ %

1. Hiểu được ích lợi của học tập môn Toán 66 73,3 80 88,9

2. Thích học môn Toán 57 63,3 83 92,2

3. Đi học đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ 90 100 90 100 4. Hăng hái phát biểu xây dựng bài 42 46,7 75 83,3 5. Tích cực tham gia các hoạt động học tập 54 60,0 77 85,6 6. Trình bày vở, bài kiểm tra rõ ràng, sạch đẹp 58 64,4 65 72,2

Kết quả ở bảng tổng hợp cho thấy, số liệu ở tiêu chí đánh giá định tính về hành vi đi học đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ vẫn giữ nguyên còn các số liệu khác đều tăng rõ rệt. Điều này chứng tỏ rằng sự hứng thú học tập của HS được chúng tôi lượng hóa đã tăng sau thực nghiệm vòng 2 so với trước thực nghiệm vòng 1.

Xem xét về mặt định tính mục tiêu đáp ứng thang đánh giá một số năng lực chủ chốt của HS theo PISA, chúng tôi thấy:

- Về cấp độ của năng lực Toán học của HS: Đối với HS Tiểu học, cấp độ năng lực Toán học của HS chủ yếu ở mức độ 1 (ghi nhớ, tái hiện), ở cấp độ 2 và cấp độ 3 còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, qua theo dõi hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong cả hai vòng thực nghiệm, chúng tôi thấy so với nhóm đối chứng, thì: Ở nhóm thực nghiệm, HS tập trung cao độ, khai thác tối đa tiềm năng cá nhân và tập thể để thực hiện sự trao đổi, thảo luận, tương tác cùng phát hiện, giải quyết, điều chỉnh, hoàn chỉnh vấn đề (đặc biệt là các vấn đề được GV đặt ra đòi hỏi ở HS khả năng kết nối Toán học với thực tiễn). Do đó, cấp độ kết nối tích hợp, khái quát hóa của HS đạt hiệu quả tốt hơn: HS biết tích hợp thông tin để giải quyết các vấn đề đơn giản; tạo nên kết nối giữa Toán học với các vấn đề thực tiễn trong các cách biểu đạt khác nhau nhanh hơn; đọc và giải thích được các kí hiệu, ngôn ngữ hình thức (của Toán học), hiểu mối quan hệ của chúng với ngôn ngữ tự nhiên một cách sâu sắc và đầy đủ hơn; nhận biết nội dung Toán học trong tình huống nhanh nhạy hơn; biết lựa chọn sử dụng kiến thức Toán học để giải quyết vấn đề (ở mức độ vừa sức).

- Về sự tương tác hoà đồng trong và ngoài nhóm. Đối với nhóm thực nghiệm, khi tham gia vào quá trình hợp tác để giải quyết vấn đề, việc tương tác hòa đồng nhóm được đặt ra tự nhiên như yêu cầu bắt buộc của quá trình tương tác. Tuy nhiên, quan sát kĩ các nhóm được gây nhu cầu tương tác một

cách tích cực theo dụng ý của GV, chúng tôi thấy HS cố gắng nhiều hơn và có sự thể hiện một cách rất rõ ràng về các mặt:

+ HS có khả năng kết hợp, tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu nhóm phục vụ cho việc giải quyết vấn đề trong môn Toán.

+ Các thành viên nhóm hành động một cách tự chủ, sáng tạo, bảo vệ và khẳng định ý kiến của mình, thể hiện rõ trách nhiệm cá nhân trong quá trình tương tác nhóm.

+ Các cá nhân của nhóm đều tỏ ra khá linh hoạt trong việc quyết định và có thể thay đổi hành động phù hợp với hoàn cảnh nhằm đạt mục tiêu tốt hơn.

+ Hầu hết các thành viên đều có sự điều chỉnh bản thân, tạo cân bằng cho mình trong việc thiết lập quan hệ tốt với bạn bè trong nhóm và ngoài nhóm; hợp tác hành động hiệu quả trong mọi tình huống; tôn trọng, đánh giá đúng mức các giá trị, quan điểm, kết quả của bạn để tạo ra một môi trường thân thiện; biết đưa ra những ý tưởng và biết lắng nghe ý tưởng những người khác; dám mạnh dạn đưa ra quyết định trước sự đa dạng của ý kiến mặc dù quyết định đó chưa thực sự đúng đắn.

Tóm lại, qua hai vòng thực nghiệm, qua việc đánh giá định tính, chúng tôi thấy rằng nếu GV gây được hứng thú cho HS và làm xuất hiện ở họ nhu cầu hợp tác thực sự, việc hợp tác không bị diễn ra một cách khiên cưỡng thì HS được rèn luyện một cách tiềm năng về phát triển năng lực toán học và năng lực tương tác hòa đồng nhóm theo quan điểm đánh giá của PISA. Điều này cho thấy việc vận dụng phương pháp DHHT trong môn Toán ở Tiểu học đã bước đầu góp phần tạo nên sự thích ứng với yêu cầu đánh giá một số năng lực chủ chốt của HS theo PISA.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w