Thái độ và nhận thức của GV về DHHT ở trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 47 - 49)

Nhận thức về bản chất của DHHT

Nhận thức của các GV về bản chất của DHHT được thể hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2: Nhận thức của GV về bản chất của DHHT nhóm.

TT Bản chất của DHHT Tỷ lệ (%)

1 Xếp chỗ ngồi cạnh nhau trong cùng một bàn và

để HS làm việc độc lập 0

2 Một HS khá, sau khi đã được GV hướng dẫn, có

nhiệm vụ giúp đỡ các HS khác 15,30

3 HS trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau để hoàn

thành nhiệm vụ học tập dưới sự tương tác của GV 61,92 4 HS liên kết và phối hợp hoạt động với nhau để

thực hiện nhiệm vụ học tập chung của nhóm 16,80 5 Một HS khá, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ,

thay mặt nhóm báo cáo kết quả 5,98

Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy các GV có nhận thức tương đối đúng về bản chất của DHHT. Số GV có quan niệm DHHT đơn giản chỉ là xếp chỗ cho HS ngồi cạnh nhau trong một không gian, hoặc một HS khá sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ có trách nhiệm giúp đỡ người khác rất ít và hầu như không có. Tuy nhiên, các quan niệm của GV cũng chỉ dừng lại ở quan điểm truyền thống: DHHT là sự trao đổi, thảo luận và giúp đỡ lẫn nhau giữa các HS trong một nhóm. Điều này là đúng nhưng chưa đủ theo lí luận DH hiện đại, DHHT phải tạo ra sự phụ thuộc tích cực buộc HS phải có sự liên kết và phối hợp hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chung trên cơ sở tổ chức chủ động của mỗi thành viên. Số GV trường tiểu học có quan niệm như vậy còn tương đối ít. Thực trạng này còn cho thấy, để đưa DHHT vào thực tiễn và phát huy hết tác dụng của nó, cần nâng cao hiểu biết của GV về bản chất của DHHT và cần có những chỉ dẫn sư phạm, những biện pháp hỗ trợ cho GV một cách cụ thể hơn.

Đánh giá về hiệu quả mà DHHT mang lại, các GV trường Tiểu học cho rằng: DHHT tạo điều kiện để hình thành và phát triển các phẩm chất sau đây của HS:

- Tự giác, tích cực và chủ động trong học tập: 80,56% - Phát triển khả năng tư duy sáng tạo: 79,07% - Nâng cao khả năng giao tiếp: 86,16% - Đoàn kết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau: 71,61% - Tự chủ và năng động trong các hoạt động xã hội : 73,85% - Tạo hứng thú trong học tập và lao động: 91,01% Ngoài ra một số GV cho rằng, DHHT góp phần nâng cao năng lực tự học, giúp cho HS hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn tốt hơn.

Thái độ của GV đối với DHHT

Do nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, vị trí của DHHT trong thực tiễn, nên các GV rất ủng hộ việc đưa PPDH này vào thực tiễn ở trường tiểu học. Cụ thể: rất cần thiết (62,66%); cần thiết (26,89%); chưa cần thiết (10,45%); không cần thiết (0,00%).

Các số liệu trên cho thấy, các GV rất nhiệt tình và tích cực hưởng ứng đối với việc đổi mới PPDH nói chung và đối với DHHT nói riêng.

Về mục đích sử dụng phương pháp DHHT

Các GV được hỏi ý kiến cho biết, khi sử dụng PPDHHT, họ nhằm vào mục đích giúp cho HS:

- Ôn tập và củng cố các tri thức, kĩ năng và kĩ xảo cũ: 61,55% - Lĩnh hội tri thức mới: 17,16% - Khái quát và hệ thống hoá kiến thức: 4,48% - Hình thành kĩ năng, kĩ xảo: 16,81% Như vậy, khi sử dụng PPDHHT các GV chủ yếu giúp cho HS ôn tập và củng cố tri thức, kĩ năng và kĩ xảo cũ, các mục đích khác chưa được quan tâm tới một cách đầy đủ. Đây là một là một hạn chế cần được khắc phục. Vì theo

chúng tôi, nếu chỉ dừng lại ở một mục đích ôn tập củng cố tri thức cũ, sẽ làm giảm hiệu quả mà DHHT nhóm có thể mang lại. Nói cách khác, không khai thác được tiềm năng vốn có của DHHT. Vì vậy, cần đa dạng hoá mục đích sử dụng của phương pháp DHHT vào các nội dung DH Toán khác nhau.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở tiểu học (Trang 47 - 49)