Như đã trình bày ở phần trên các nhà lí luận dạy học đã đưa ra 4 mô hình đáp ứng được việc học theo hướng hợp tác. Mỗi mô hình chỉ có thể áp dụng vào một tình huống cụ thể trong DHHT. Mô hình STAD và mô hình cấu trúc là mô hình đơn giản, vì thế nó dễ áp dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại áp dụng STAD thì có thể nói là DHHT đơn giản (thực tiễn hiện nay GV Tiểu học chủ yếu áp dụng STAD và mô hình cấu trúc). Đối với mô hình Jigsaw và GI khó áp dụng, đòi hỏi GV phải linh hoạt hơn. Chẳng hạn muốn áp dụng Jigsaw thì nội dung DH phải chia được thành các phần (modun)..., còn GI rất thích hợp đối với DH theo dự án. Theo chúng tôi không tuyệt đối hóa một mô hình nào mà cần vận dụng, phối hợp linh hoạt các mô hình (đôi khi cần cải biên) vào những tình huống cụ thể của bài học.
Luận án nghiên cứu mô hình DHHT bao gồm các thành tố GV, HS và nội dung học tập. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một cách tổ chức bài học hợp tác phù hợp với điều kiện trong các trường phổ thông tại Việt Nam.
Trong DHHT, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Sự kết thúc của giai đoạn này sẽ là sự mở đầu của giai đoạn tiếp theo tương ứng với tiến trình bài học. Mỗi giai đoạn gồm nhiều bước, các bước được sắp xếp theo trật tự nhất định trong một chỉnh thể sẽ tạo nên cấu trúc của việc tổ chức dạy học. Trong DHHT cấu trúc của bài học có thể được khái quát như sau:
Hình 2.1. Cấu trúc của bài học vận dụng DHHT Quy trình chuẩn bị Quy trình thực hiện Quy trình tổng kết, đánh giá
Cấu trúc của bài học gồm các giai đoạn (mỗi giai đoạn tương ứng một quy trình bộ phận) đã được khái quát ở sơ đồ trên. Các giai đoạn này cấu thành lên quy trình tổ chức DHHT. Quy trình này lại được chia thành các quy trình bộ phận sắp xếp theo trình tự: Quy trình chuẩn bị; Quy trình thực hiện; Quy trình tổng kết, đánh giá.
Trong mỗi quy trình bộ phận thì hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có sự khác biệt nhưng đều nhằm thực hiện mục đích chung là hoàn thành nhiệm vụ học tập. [96]
Quy trình
Các bước
Giáo viên Học sinh
Quy trình chuẩn bị
Bước 1 Xác định mục tiêu Tự xác định mục tiêu bài học Bước 2 Thiết kế sư phạm cho nội dung
dạy học
Tự nghiên cứu nội dung bài học
Bước 3 Lựa chọn phương pháp, phương tiện Tự lựa chọn phương pháp và phương tiện học tập Quy trình thực hiện
Bước 1 Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho HS
Gia nhập nhóm và tiếp cận nhiệm vụ học tập
Bước 2 Hướng dẫn cá nhân Tự nghiên cứu cá nhân Bước 3 Tổ chức thảo luận nhóm Hợp tác với bạn trong nhóm Bước 4 Tổ chức thảo luận lớp Hợp tác với bạn trong lớp Bước 5 Kết luận, đánh giá Tự kiểm tra, đánh giá
Quy trình tổng kết, đánh giá
Bước 1 Tổng kết và khái quát bài học Tự khái quát lại vấn đề
Bước 2 Nhận xét đánh giá chung Tự đánh giá về kết quả học tập Bước 3 Hướng dẫn HS nhận nhiệm vụ
mới
Tiếp nhận nhiệm vụ mới
Hình 2.2 Các bước của quy trình vận dụng DHHT